Việt Nam lọt vào top những đất nước có nền kinh tế tăng trưởng tốt đẹp ở Châu Á

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay dự báo ở mức 6,4% và trong năm sau cũng khoảng 6,4%, nằm trong nhóm tăng trưởng hàng đầu của ASEAN+3.

ASEAN+3 bao gồm 10 nước thành viên khối các nước Đông Nam Á cùng Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), Nhật và Hàn Quốc.

Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô các nước ASEAN+3 (AMRO) được thành lập nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế và tài chính của khu vực ASEAN+3, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chức năng của AMRO là tiến hành giám sát kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thực hiện Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM), và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên.

Theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,4% trong năm nay và trong năm sau cũng khoảng 6,4%. Nhóm các nước có tỉ lệ tăng trưởng tốt trong năm nay và năm sau gồm: Myanmar (7%, 7,2%); Lào (7%, 7%); Philippines (6,8%, 7%); Campuchia (6,8%, 6,8%) và Trung quốc (6,5%, 6,3%).

“Quả là đáng kỳ vọng khi thấy khu vực ASEAN+3 vẫn ổn định khi bước vào năm 2017”, Tiến sĩ Hoe Ee Khor, phát biểu tại buổi họp báo sáng 4-5 ở Yokohama (Nhật). Ông là chuyên gia Kinh tế trưởng của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO).

Theo Báo cáo, tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn ổn định và vững chắc, và sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực trong thời gian tới.

Loading...

Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực như Hàn Quốc, ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan) cùng Việt Nam vẫn ổn định trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu biến động kéo dài, trong khi đó các nền kinh tế đang phát triển của ASEAN là Campuchia, Lào và Myanmar tiếp tục tăng trưởng và gặt hái các lợi ích từ tiến trình hội nhập khu vực.

Việt Nam có tiềm năm cho nền kinh tế số

Tính trên toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 17 về quốc gia có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất, với hơn 49,7 triệu người, tỷ lệ thâm nhập lên tới gần 53% dân số, tỷ lệ tăng trưởng người dùng khoảng 6%/năm.

Đó là một trong những nhận định mà đại diện Tổ chức quản lý Tên và địa chỉ mạng quốc tế (ICANN) trao đổi tại Hội thảo về xu thế phát triển tên miền đa ngữ (IDN) do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức sáng nay (3/5).

Báo cáo còn khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách khu vực cần tăng tốc tiến trình cải cách cơ cấu nền kinh tế, xử lý các nút thắt trong tăng trưởng, bao gồm tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao năng suất lao động.

Theo TS Khor, “cùng với việc củng cố khuôn khổ chính sách và bộ đệm trong nước, tăng cường hợp tác tài chính khu vực sẽ hỗ trợ các nền kinh tế ASEAN+3 trong việc ứng phó với các cú sốc bên ngoài và duy trì mức tăng trưởng cao trong thời gian tới”.

Loading...