Đèo Hải Vân được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Cụm công trình kiến trúc nghệ thuật được mệnh danh là Đệ nhất hùng quan trên đỉnh đèo Hải Vân sau thời gian dài hoang phế đã được Bộ VH-TT-DL ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia.

Đèo Hải Vân được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Lịch sử hình thành của đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân ( Hải Vân Quan ) còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500 m (so với mực nước biển), dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên-Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam.

Theo sử liệu văn hóa và lịch sử Việt Nam, trước năm Bính Ngọ (1306), vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa (còn gọi là Chiêm Thành). Sau khi được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần vào năm vừa kể (1306), thì ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.

Đèo Hải Vân được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Khoảng một thế kỷ sau, vào năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ (dưới triều Hồ Hán Thương) sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước ấy là Ba Đích Lại (Jaya Sinhavarman V) phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa.
Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay), và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, như sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: “Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam”.

Loading...

Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”

Xứng đáng là di tích cấp quốc gia

Theo tư liệu lịch sử, Hải Vân Quan được bắt đầu xây dựng từ đời Trần rồi được gia cố thêm một số hạng mục cho công tác phòng thủ từ thời Nguyễn vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Cụm công trình kiến trúc Hải Vân Quan là công trình nghệ thuật dạng cửa ải phòng thủ hướng về phía tỉnh Thừa Thiên-Huế đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Đây là một cửa ải quan trọng mang tính chiến lược phòng thủ của kinh thành Huế. Công trình do vướng tranh chấp địa giới hành chính nên lâu nay chưa được công nhận di tích và rơi vào cảnh hoang phế, xuống cấp nghiêm trọng.

Đèo Hải Vân được xếp hạng di tích cấp quốc gia

Chính vì vậy ngày 14.4, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Hải Vân Quan.

Trước đó, do không rõ ràng trong việc phân cấp quản lý giữa hai địa phương  Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng, nên di tích này bị bỏ hoang phế, xuống cấp nghiêm trọng trong một thời gian dài. Chính vì vậy quyết định của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL đã giao trách nhiệm cho UBND các cấp, nơi có di tích được xếp hạng theo quyết định, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

 

Loading...