Văn hóa thưởng thức nghệ thuật, 1 thứ rất xa sỉ trong xã hội người Việt
Đại diện Ban Giám đốc Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) cho biết: “Quy định khán giả không được quay phim, chụp hình, ăn uống… trong chương trình. Vấn đề này còn do ý thức mỗi khán giả nên khó làm triệt để. Trước khi sô diễn ra, chúng tôi cũng nhờ MC đọc nội quy: tắt điện thoại, không quay phim, tặng hoa, chụp hình… và điều này cũng hạn chế được phần nào. Nhưng do ý thức của mỗi người nên việc cấm hay kiểm soát hết tất cả các điện thoại thông minh hiện nay vô cùng nan giải.
Xem nghệ sĩ không ra gì
Ngày 29.4, tại sân khấu ngoài trời ở Cần Thơ, ca sĩ Sơn Tùng M-TP cũng bị khán giả ném đồ về phía anh lúc đang biểu diễn. Khi anh cúi xuống nhặt thì biết đó là sổ tay nhỏ kèm cây bút. Ca sĩ Phương Thanh cũng lâm cảnh tương tự khi đang biểu diễn trong chương trình MTV Connection ở TP.HCM ngày 27.4. Tuy nhiên, việc ném chai này xảy ra sau màn trình diễn rất “máu lửa” của cô kèm câu giao lưu thường gặp “cho Chanh xin chai nước”. Khi ban tổ chức chưa kịp mang ra thì một khán giả “ném tặng” chai nước, rất may là “chị Chanh” đã kịp tránh. Trong chương trình biểu diễn ở Bình Dương ngày 30.4 vừa qua, nghệ sĩ Trường Giang bị khán giả ném chai nước lên sân khấu khi đang diễn. Tuy nhiên, thay vì phản ứng gay gắt và không diễn nữa như lần ở Tây Ninh trước đây, Trường Giang bình tĩnh hơn và hài hước “phăng” câu phản hồi “Trời đất ơi nó xem nghệ sĩ không ra giống ôn gì hết”, rồi diễn tiếp.
Hay một vụ việc khác Trong một live show lớn tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM, khi khán giả đang say mê thả hồn vào những giai điệu ngọt ngào của ca khúc Riêng một góc trời thì âm thanh chát chúa của chuông điện thoại từ một khán giả vang lên phá tan cảm xúc của nhiều người. Chưa hết, lẽ ra phải tắt điện thoại, vị khán giả ấy vô tư nói chuyện như không hề có hàng trăm người quanh mình.
Vô tư xả rác, nói chuyện
Nhiều nhà sản xuất của các phim Yêu, Gái già lắm chiêu, Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Chạy đi rồi tính, Vòng eo 56, Lô tô, Em chưa 18… đã phải “méo mặt” vì phim vừa ra rạp đã bị khán giả phát livestream trên Facebook cá nhân hoặc quay lén tung lên YouTube.
Văn hóa xem phim thời gian gần đây trở thành vấn đề bàn tán và khiến những người có ý thức khi đến rạp phải than trời vì 1.001 hành vi hồn nhiên đến mức “khó đỡ” ở rạp. Trước khi chiếu phim, tất cả các rạp đều chạy những dòng chữ trên màn hình nhắc nhở hãy là người xem phim văn minh với những quy định nghiêm cấm rõ ràng, thế nhưng nhiều người vẫn ứng xử vô ý thức.
Trước thực trạng trên, nghệ sĩ hài Anh Vũ bức xúc: “Khi chứng kiến đồng nghiệp, bạn bè mình bị ném chai, bị la ó đòi chấm dứt trước vở diễn, tôi cảm thấy xót xa và buồn kinh khủng. Tôi chỉ nói với những ai đã hành động vượt quá tầm kiểm soát thì hãy thương nghệ sĩ chúng tôi hơn. Đừng quay phim, livestream, đừng ném chai lọ, đừng bày tỏ thái quá sự yêu mến”
Đến nhà hát để ngáp ngắn ngáp dài
Nhạc trưởng Lior Shambada vẫn nhớ chuyện “cười ra nước mắt” trong một buổi trình diễn âm nhạc thính phòng tại Hà Nội. Khi khán giả chăm chú thưởng thức âm nhạc, thì bỗng có một tiếng ngáp rất to vang lên từ phía một khán giả lớn tuổi. “Chương trình phát vé mời, nên có thể con cái đã đưa vé cho cụ đi xem. Nhiều người có tâm lý muốn người thân ở xa khi lên Hà Nội thì đưa vào Nhà hát Lớn để biết, sẵn vào xem chương trình nhạc hàn lâm. Các cụ ở nông thôn thường không thích nghe nhạc phương Tây nên ngồi một chút là thấy không thoải mái. Nhiều người thậm chí còn vô tư ngủ luôn trong nhà hát”, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long nói. Cũng có khán giả từng “nếm mùi cay đắng” suốt chương trình ca nhạc khi ngồi cạnh một người đàn ông say rượu, đầy hơi men, lúc mơ lúc tỉnh rồi lèm bèm hỏi người phụ nữ đi cùng: “Bài gì vậy, còn mấy bài nữa”.
Điều này cũng có thể thậy được một thực trạng hết sức đáng quan ngại rằng văn hóa thưởng thức Văn Nghệ của người Việt đang làm một điều hết sức quan ngại trong xã hội khi mà ý thức trở thành một thứ hết sức xa xỉ đối với mọi người.