Những “nốt nhạc buồn” của ngành giáo dục đầu năm 2018

Từ việc giáo viên dạy Văn văng tục trên lớp, giáo viên dạy Toán “im lặng” suốt ba tháng, đến việc giáo viên bị phụ huynh lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, rồi hàng trăm giáo viên ở Đăk Lăk đang đối diện với nguy cơ thất nghiệp, cùng với đó là hàng loạt hiệu trưởng bị bắt, bị khởi tố vì nhận tiền chạy việc mới vừa xảy ra khiến chúng ta không khỏi băn khoăn về chất lượng của ngành giáo dục hiện nay.

Khi “nhất tự” chẳng còn “vi sư”… trong giáo dục.

Việc giáo viên liên tiếp bị hành hung, bị xúc phạm danh dự, hạ thấp vị thế ở ngay trong môi trường giáo dục vốn được coi là an toàn và nhân văn nhất như trường học chứng tỏ vấn đề an ninh, an toàn trường học đang bị bỏ lỏng. Hay việc, cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh ở Long An, rồi sau đó là Nghệ An gây nên bức xúc trong dư luận.

tin giáo dục
       Một vụ giáo viên bị phụ huynh hành hung xảy ra tại Trường Mầm non Việt – Lào

Dư luận bức xúc với cách hành xử của phụ huynh, bởi lăng nhục, đánh đập giáo viên, bắt cô phải quỳ là hành động không thể chấp nhận. Không ai có quyền hành xử với giáo viên theo kiểu “luật rừng” như vậy.

Nhiều giáo viên khi nghe thông tin cho biết rất buồn và cảm thấy bị tổn thương vì đồng nghiệp của mình không được phụ huynh tôn trọng như đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”. Đối với ngành giáo dục, liên tiếp các sự việc nghiêm trọng xảy ra có thể nói là chưa từng có trong lịch sử giáo dục truyền thống của đất nước ta từ trước đến nay. Đây là một điều đáng buồn! Bởi xưa nay, việc học đều được các gia đình và toàn xã hội quan tâm, coi trọng với sự kính mến “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Bất kể hình thức làm nhục, xúc phạm danh dự gây ảnh hưởng đến danh dự nghề nghiệp của người giáo viên cũng là vi phạm nhân quyền và cần phải lên án, thậm chí có hình thức xử lý nếu như vi phạm pháp luật. Sự việc này cũng một lần nữa dấy lên trong dư luận về vị thế của nghề giáo, sự can thiệp ngày càng sâu của phụ huynh vào môi trường sư phạm, một trong những nguyên nhân làm cho môi trường giáo dục phần nào mất đi tính nghiêm túc.

Tiếc là hiện nay, giáo dục trong nhiều gia đình vẫn theo xu hướng cực đoan, một chiều, nhiều bố mẹ vẫn dạy con theo kiểu áp đặt, không mang lại hiệu quả mong muốn. Còn những vụ việc giáo viên bị hành hung trong trường học thời gian qua cho thấy vị thế của nhà giáo đang bị hạ thấp. Nhiều giáo viên có cảm giác bất an khi hằng ngày lên lớp, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Có giáo viên chọn cách im lặng, làm ngơ trước hành vi sai trái của học sinh.

Trước hàng loạt các vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong môi trường giáo dục như phụ huynh ép giáo viên quỳ gối xin lỗi, gia đình học sinh đánh thầy giáo nhập viện, hay hành hung giáo viên dẫn đến nguy cơ sẩy thai, rồi học sinh bóp cổ cô giáo…, nhiều chuyên gia nhận định, môi trường giáo dục đang dần bị thương mại hoá.

Không ít phụ huynh cho rằng, mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa nhà trường với gia đình như một siêu thị để mua và bán theo cơ chế thị trường. Nghĩa là giáo viên có chữ thì bán, phụ huynh có tiền thì mua. Nhận thức sai dẫn đến hành động sai. Phụ huynh nghĩ rằng mình dùng đồng tiền để chi phối mọi hoạt động của cuộc sống, nên không thoả mãn sẽ phản ứng. Đây chính là sai lầm rất lớn trong giáo dục hiện nay.

Không chỉ có vậy, sự việc cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên (GV) dạy toán Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP. HCM), 4 tháng liền không nói trong giờ giảng khiến học sinh (HS) khiếp sợ, bật khóc tại buổi đối thoại công khai với lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP gióng lên hồi chuông cảnh báo về phương pháp giáo dục của người thầy nói riêng và mối quan hệ thầy – trò nói chung. Đó là biểu hiện “đổ gãy” của quan hệ thầy trò. Đó là phương pháp phản sư phạm, bạo lực tinh thần học sinh.

Cùng với đó cũng chỉ vừa mới đây trong quá trình dạy học, thầy giáo dạy Văn trường THPT H.T (quận Phú Nhuận, TP.HCM) thường dùng những ngôn từ không có văn hóa, hay chửi bới, nhục mạ học sinh khiến các em học sinh cảm thấy bị xúc phạm.

Nhà trường là nơi ngoài dạy chữ, còn là nơi HS kết nối các mối quan hệ, là cuộc sống thu nhỏ. Với những mối quan hệ thầy trò không mấy tốt đẹp, quá trình hình thành nhân cách và trí tuệ của HS sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là vấn đề ứng xử mà chúng ta cần hết sức quan tâm về các mối quan hệ học đường, đó là mối quan hệ giữa thầy cô với học trò, giữa GV với phụ huynh, giữa học trò và học trò. Cần chú ý cầu nối gia đình – nhà trường trong việc giáo dục HS. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần xác định hệ giá trị cốt lõi trong ứng xử văn hóa của cả cộng đồng, dân tộc.

Nghề giáo vốn nhiều áp lực, nên nếu GV không giỏi chuyên môn, không có kỹ năng ứng xử sẽ rất thiệt thòi cho HS, dễ khiến các em trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực tinh thần. Tình trạng này còn tiếp diễn thì xã hội sẽ đi đến đâu?

tin giáo dục
         Qua đợt rà soát GS, PGS đã phát hiện ra nhiều người khai hồ sơ không chuẩn xác.

… nghiệp giáo dục cũng phải “chạy tiền”

Thông tin hơn 500 giáo viên mất việc vì huyện tuyển dư khiến nhiều người thảng thốt, xót xa. Không biết những người có trách nhiệm tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) nghĩ gì. Tiếng là hợp đồng ngắn hạn nhưng trong số 500 giáo viên “dôi dư” ấy có những thầy cô gắn bó với ngành giáo dục tại đây trong thời gian dài. Họ, những người góp phần quan trọng vun trồng cho lớp trẻ nơi vùng Tây Nguyên, vốn không ít khó khăn.

Gắn với cuộc sống mỗi ngày của 500 giáo viên là 500 gia đình, đồng lương tháng tuy ít nhưng cũng giúp gia đình thầy cô sinh sống qua ngày. Nay cắt hợp đồng, họ đi đâu, làm gì, cuộc sống trong những ngày sắp tới ra sao? Ai cũng biết để kiếm được một công việc ổn định, chỉ vài triệu đồng một tháng là không hề dễ tại những địa phương ở núi rừng Tây Nguyên.

Ai đòi lại công bằng cho 500 giáo viên ‘dôi dư’ mất việc? Đó là lời cầu cứu đầy xót xa, bất lực của cô giáo Nguyễn Hiền Diệu thay cho hơn 500 giáo viên Đắk Lắk nhận tin mình sẽ bị “chấm dứt hợp đồng” trong năm nay. Một vị hiệu trưởng THCS trên địa bàn Krông Pắk thật lòng bộc bạch rằng nhiều năm qua không rõ vì lý do gì, căn cứ vào đâu ở trên huyện cứ “nhét” chỉ tiêu về buộc trường ký hợp đồng lao động. Nhiều giáo viên ở những bộ môn nhà trường đã dư nhưng vẫn đưa về, việc sắp xếp lịch dạy hết sức khó khăn.

Viện KSND H.Krông Pắk (Đắk Lắk) vừa đề nghị công an huyện này điều tra vụ hiệu trưởng nhận tiền “chạy” biên chế của giáo viên ở Đắk Lắk để xử lý theo pháp luật. Ông Huỳnh Bê (SN 1958, cư trú thôn Thăng Tiến 1, xã Hòa An, huyện Krông Pắc – Hiệu trưởng trường THCS Ngô Mây thuộc xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc) nhận tiền của nhiều người với số tiền hàng trăm triệu đồng và viết Giấy nhận tiền với nội dung “để xin việc”.

Loading...

Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, ông Bê không xin việc như đã hẹn mà sử dụng số tiền trên để cho vay, trả nợ và những mục đích cá nhân khác. Sau nhiều lần đòi nợ không được, các nạn nhân đã làm đơn tố cáo hành vi của ông Bê đến cơ quan chức năng.

Thiết nghĩ, giáo dục đang tập trung cải cách rất nhiều điều nhưng lại chỉ chú trọng mặt ngoài, trong khi đạo đức học đường đang xuống cấp trầm trọng. Không ai khác, người đứng đầu ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về điều này.

Tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Theo tìm hiểu của baotintuc247.com, số giáo viên ở hệ thống trường công lập trong cả nước dôi dư gần 27.000 người; trong khi đó vẫn thiếu hơn 45.000 người.

tin giáo dục
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các địa phương quan tâm tới công tác dự báo và tham mưu hiệu quả về chính sách giáo dục.

Giáo viên: Vừa thiếu, vừa thừa

Báo cáo sơ kết của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ghi nhận những kết quả tích cực trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng nhìn nhận thẳng thắn những bất cập.

Đầu tiên, việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục không bảo đảm đúng quy định, thậm chí còn có dấu hiệu tiêu cực; vấn đề ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động với hàng loạt giáo viên; giáo viên đã được tuyển dụng nhưng đi làm một năm không được hưởng lương; vấn đề luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; vấn đề đánh giá giáo viên… đã và đang gây nhiều bức xúc cho các thầy cô giáo và xã hội như ở Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau.

Đáng lưu ý, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông.

Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình: 1.224, Phú Thọ: 1.191, Thanh Hóa: 2.188, Nghệ An: 1.742, Quảng Nam: 1.096; các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La: 1.040, Bắc Giang: 1.921, Thái Bình: 1.500, Thanh Hóa: 1.405, Nghệ An: 3.328, TP.HCM: 1.195.

Trong khi đó, một số nơi lại thiếu – đặc biệt là tiểu học như Hà Nội (2.696), Sơn La (1.133), Gia Lai (1.196)..

Tính chung trong toàn quốc, tổng số giáo viên công lập dôi dư: 26.750 (trong đó, tiểu học: 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ thông: 2.551).

Tổng số giáo viên công lập còn thiếu: 45.058 (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, trung học cơ sở: 2.799, trung học phổ thông: 1.794).

Loading...