Sốc: 80% ngân sách chi cho giáo dục chỉ để trả lương

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng tỷ lệ 80% ngân sách chi cho giáo dục dùng để trả lương và số còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình là không hợp lý và cần cơ cấu lại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng thời gian qua các đơn vị sự nghiệp với 2,1 triệu viên chức, chưa kể số công chức quản lý đi kèm, tạo sức ép lớn về biên chế và quỹ lương, trong khi chất lượng hoạt động cũng không cao.

Loading...

Về lĩnh vực giáo dục đào tạo, ông Đam đề nghị tiếp tục giải quyết bằng được tự chủ. “Tới năm 2020, chỉ cấp ngân sách bằng năm 2017, tức là mỗi năm đã giảm chi được 7% cho ngành giáo dục rồi để khuyến khích các trường thực hiện tự chủ”, Phó Thủ tướng nói.

Thững năm gần đây, nhiều trường vẫn nhận đều đặn 10 tỷ đồng với trung cấp, và 20 tỷ đồng với đại học hằng năm và cào bằng chỉ tiêu đào tạo nhiều hay ít. “Bây giờ cần đầu tư theo đối tượng. Nhà nước khuyến khích ngành nghề gì thì ưu tiên ngành đó, hỗ trợ thông qua chương trình nghiên cứu khoa học và có học bổng cho con em miền núi, người diện chính sách.

Ngoài ra, nhân viên phụ trách kế toàn ở các trường với con số tương đương trong một đơn vị cấp xã cũng có thể rút gọn lại 1 kế toán để làm chung. “Nhân viên phụ trách kế toán ở các trường cũng khoảng 40.000, trên địa bàn xã có 2,3 trường, 1 nhân viên có thể có khả năng làm cho từng ấy trường vì thu – chi các trường không có nhiều. Nếu làm được việc giảm 10% biên chế với 200.000 người là không khó

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu có thực tế: “Hiện một số đơn vị không muốn tự chủ, vẫn giơ hai túi, một túi xã hội hóa, một túi xin ngân sách, như vậy là không thể chấp nhận”.

Với số lượng giảng viên đại học tới gần 70.000, giảng viên dạy nghề 75.600, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hiện tới 80% là chi cho con người, còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình. Theo ông Vương Đinh Huệ, tỷ lệ này không hợp lý và cần cơ cấu lại.

Loading...