Những lưu ý quan trọng khi làm bài môn Văn trong kì thi THPT

Để có 1 bài kiểm tra tốt trong quá trình làm bài môn văn, các thí sinh cần lưu ý những chi tiết để bài thi của mình đạt kết quả cao. Baotintuc247.com sẽ chia sẻ cho các em những kinh nghiệm bổ ích để có thể vượt qua kỳ thi một cách xuất sắc nhé!

lưu ý làm văn cho học sinh

1. Gạch ý 

Kì thi THPT quốc gia năm nay, môn Ngữ văn và các môn khác mở rộng phạm vi ôn luyện và kiểm tra – đánh giá: không chỉ dừng lại ở các nội dung lớp 12 mà cả lớp 11. Học sinh (HS) cần hiểu nội dung lớp 11 không chỉ là các tác phẩm văn học mà còn là những nội dung và yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu và làm văn như: các phong cách ngôn ngữ, các thao tác lập luận…

Để học tốt HS bắt buộc phải học từ cơ bản bằng cách gạch ý, tóm tắt nội dung phân tích các văn bản rồi mới học kiến thức nâng cao. Cuối cùng khi kiến thức nền tảng vững vàng mới luyện đề.

2. Lưu ý khi làm phần đọc hiểu

Loading...

Với phần Đọc hiểu, thầy Lưu Linh Nhiệm lưu ‎ý, khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu để xác định những nội dung kiến thức mà đề bài yêu cầu theo từng câu hỏi phía dưới.

Các dạng hỏi thường gặp ở phần này (sau khi đã cho ngữ liệu là một đoạn văn, thơ, hoặc một văn bản bất kì) cụ thể như sau:

Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng (hiệu quả) của nó; xác định phương thức biểu đạt; xác định phương thức diễn đạt; nội dung chính của văn bản; chủ đề của văn bản; xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản;

Xác định thao tác lập luận của văn bản (có thể có sự kết hợp những thao tác lập luận khác nhau, cần xác định được thao tác lập luận chính); ý nghĩa của một số từ ngữ đặc sắc trong văn bản; viết một đoạn văn ngắn về một vấn đề xã hội đã đặt ra trong văn bản (dạng nghị luận xã hội)

Bên cạnh đó, học sinh cần trả lời trực tiếp, ngắn gọn, đầy đủ, chính xác từng câu hỏi. Câu nào biết trước thì trả lời trước, không cần cứ phải theo thứ tự từng câu để tránh mất thời gian làm bài.

3. Trả lời 4 câu hỏi ở phần nghị luận xã hội

Với phần làm văn nghị luận xã hội, ngoài việc giải thích, cắt nghĩa, phân tích vấn đề học sinh cũng nên lấy các dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu và thuyết phục.

Học sinh có thể bắt đầu bằng việc trả lời các câu hỏi đơn giản: là gì? Vì sao? Ai? Làm như thế nào? Đặc biệt phải chú ý đến ý nghĩa của vấn đề với bản thân và cuộc sống, chú ý đến cả bài học nhận thức và bài học thay đổi hành động.

Học sinh rèn luyện bằng cách viết thoải mái một đoạn văn không giới hạn dung lượng rồi tóm tắt lại, loại bỏ ý trùng lặp, loại bỏ các câu vô nghĩa… từ đó hình thành cách viết của riêng mình.

Để bài viết có điểm nhấn những bài học rút ra phải thực sự chân thành, có thể sử dụng các cách diễn đạt khác thay cho câu văn, ý văn đã cũ đã sáo mòn có phần gượng ép, giả tạo.

4. Rèn luyện các thao tác nghị luận văn học

Các dạng đề gần đây, thông thường sau khi yêu cầu phân tích, cảm nhận một đoạn trích, một nhân vật còn yêu cầu HS phải so sánh, bình luận các vấn đề lí luận liên quan.

Vì thế, học sinh cần chú ý phân tích đề, rèn luyện việc sử dụng các thao tác lập luận. Khi học bất cứ tác phẩm nào, HS cũng cần có ý thức liên hệ, dẫn ra một số tác phẩm có chung đề tài.

lưu ý khi làm văn trong kì thi Thpt

 

Loading...