Những biện pháp bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng

Nắng nóng liên tục kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đời sống của con người, vì vậy trong những ngày này người dân cần có những biện pháp để bảo vệ sức khỏe của mình

Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài mà không có biện pháp bảo vệ hay phòng chống thì con người đối diện với rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là trẻ em

Người đi dưới trời nắng khi chỉ số cực tím cao có thể bị phỏng nắng (da sẽ đỏ, phồng rộp, gây cảm giác khó chịu), gây sạm da sau vài ngày, làm khởi phát và nặng hơn những bệnh liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm bì cơ, nám da, phát ban đa dạng ánh sáng…

Một người thường xuyên đi dưới trời nắng (khi chỉ số cực tím cao) sẽ có nguy cơ lão hóa da, ung thư da, hắc tố (Melanome), ức chế hệ miễn dịch, đục nhân, thoái hóa hoàng điểm, hạt kết giác mạc… dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực.

Trường hợp cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều lần trong thời gian dài, tia UV còn có khả năng gây các chứng bệnh về mắt trầm trọng hơn như suy hoại võng mạc, cườm mắt, lòa, thậm chí mù mắt.

Tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da. Sự phá hủy này có thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng và tiến triển thành ung thư tế bào gai. Khoảng hơn 90% các dấu hiệu ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng như đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ.

Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe khi trời nắng nóng 

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo:

Uống nhiều nước khi trời nắng nóng
                                         Uống nhiều nước khi trời nắng nóng

Uống nhiều nước: Những ngày trời nóng, nên uống nhiều nước hơn bình thường. Nắng nóng làm con người đổ mồ hôi nhiều hơn, nên uống nước trước khi cảm thấy khát để tránh mất nước

Hạn chế uống nhiều đồ lạnh: Đồ uống lạnh luôn là sự lựa chọn hàng đầu của bạn để giảm bớt đi cơn khát, những đồ uống lạnh này có thể giúp bạn xua tan cơn khát tức thì, đem lại cho bạn cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, khi mới đi ngoài trời nóng về không phải là thời điểm thích hợp để bạn uống thứ nước này thậm chí chúng còn gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn sử dụng nước đá lạnh khi cơ thể đang nóng, theo cơ chế lạnh các mạch máu sẽ co lại, khiến cho mạch máu ở dạ dày, ruột co thắt lại, làm giảm chức năng dạ dày, rất dễ dẫn đến tình trạng đau bụng cấp.

Hạn chế ra ngoài đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ: Người trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu người già có những triệu chứng như chuột rút, đau đầu, buồn nôn cần gọi sự giúp đỡ ngay.

Với trẻ nhỏ thường mải chơi, nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn ở người lớn do trẻ thường không tự uống bổ sung nước, dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ mắc bệnh do nhiệt tương đối muộn hơn người lớn.

Không nên để trẻ trong xe ô tô một mình, dù chỉ trong thời gian ngắn.

Loading...

Xử trí nghi ngờ bị các bệnh do nắng nóng, cần đưa người bệnh vào chỗ mát, nằm xuống, uống nước, làm mát da bằng cách áp những miếng vải ướt lên vùng da.

>> Thuốc lenalid 15mg điều trị đa U tủy và bệnh bạch cầu lypho mãn tính, giúp ức chế sự hình thành khối U.

Tránh làm việc quá tải: Công việc quá tải khiến bạn mệt mỏi thường xuyên hơn. Điều này có thể có hại cho việc duy trì một sự cân bằng thích hợp bên trong cơ thể bạn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn phải tự mình giảm tải trong công việc. Đây là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất trong mùa hè.

Chăm sóc đường hô hấp: Bật quạt lớn, để điều hòa nhiệt độ thấp sẽ làm khô vùng mũi họng và khô các dịch nhầy bảo vệ cơ thể, khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, tốt nhất nên để trong phòng điều hòa hoặc phòng có bật quạt lớn chậu nước giúp giữ ẩm cho phòng. Ngoài ra, buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta có thể dùng thuốc muối sinh lý natri clorid 0,9% nhỏ mũi để giữ ẩm cho mũi họng.

Sử dụng kem chống nắng đúng cách: Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút để kem có thể liên kết chặt chẽ với da.

Đảm bảo che nắng khi ra ngoài
Đảm bảo che nắng khi ra ngoài

Đảm bảo che nắng khi đi ra ngoài: Đợt nắng nóng này, mới 7 – 8h sáng thời tiết đã trở nên rất gay gắt, khi đi ngoài đường, khói, bụi, hơi nóng từ đường hấp lên càng khiến bức bối. Vì thế, hãy hạn chế tối đa đi ra ngoài đường trong giờ nóng cao điểm từ 11h trưa đến 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể được che nắng khi ra ngoài. Hở vùng da nào sẽ “hun đốt” vùng da đó, vừa gây cháy da (sau đi nắng, da bị đỏ ứng, rồi bong từng lớp), vừa hại cho sức khỏe. Hãy thử kết hợp, vừa đội mũ, vừa che ô, cảm giác dịu đi rất rõ ràng.

Trong thời tiết nắng nóng, tốt nhất nên ở trong phòng, dùng điều hòa nhiệt độ từ 26 – 28 độ C, hoặc quạt thoáng, mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi.

Trong những ngày này, mọi người cũng cần chú ý sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Ví dụ, vừa đi ngoài nắng về không vào ngay phòng điều hòa, mà hãy mở cửa phòng, đứng một lúc trước cửa để cái nóng hầm hập trong người thích nghi dần với sự mát lạnh bên trong rồi mới bước vào phòng.

Tắm bằng nước ấm: Tắm bằng nước ấm hoặc thấp hơn nhiệt độ của cơ thể, đặc biệt là tắm trước khi đi ngủ. Mặc dù tắm bằng nước lạnh có vẻ mát hơn nhưng thực tế thì ngược lại, cơ thể bạn sau đó sẽ sản sinh ra nhiệt để bù lại lượng nhiệt bị giảm lúc tắm.

Chế độ ăn uống hợp lýNên ăn thanh đạm, ăn nhiều rau, cháo, hoa quả… Đồ uống lạnh có thể khiến mạch máu thành trước dạ dày co lại, ảnh hưởng mạch máu, tim co giật, tim đau thắt…mọi người nên uống nước hoa quả tươi, nước dưa hấu, chè đỗ xanh, đỗ đen, trà xanh… Những loại nước này rất thích hợp cho khí huyết, thuận theo mùa hè.

Xem thêm: Thuốc Rilutek 50mg điều trị bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

Loading...