Nhiều nguy cơ dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn
Baotintuc247.c0m– Phó Giáo sư Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo chu kỳ diễn biến của dịch sởi, sau 4-5 năm dịch sởi sẽ tái diễn trên quy mô lớn.
PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo số liệu thống kê, năm 2018, cả nước có hơn 9.700 người sốt phát ban nghi sởi (tăng hơn 20 lần so năm 2017), trong đó có 1.963 người dương tính bệnh sởi (tăng 13 lần so năm 2017). Ðáng lo ngại, hơn 50% số ca mắc sởi là do chưa tiêm vaccine sởi, số còn lại do không tiêm đủ mũi, tiêm không đúng lịch.
Trên thế giới trong năm 2018 bệnh sởi vẫn ghi nhận tại 184/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt có sự gia tăng số mắc tới 2,6 lần tại khu vực Châu Âu, trong đó có một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi.
>> Tham khảo: Thợ mộc sửa chữa đồ gỗ tại hà nội cung cấp dịch vụ đánh vecni, sửa chữa tủ bếp tại nhà
Tại Việt Nam, bệnh sởi có xu hướng gia tăng rải rác, cục bộ từ những tháng cuối năm 2018 đến nay, chủ yếu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương…
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đối tượng mắc bệnh chủ yếu chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ở trẻ em, nhưng đã ghi nhận nhiều người lớn mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai.
Hiện cũng đang là thời điểm đông xuân, giáp Tết âm lịch là thời điểm có nhiều yếu tố thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát sinh phát triển. Các chuyên gia cảnh báo, người dân cần nâng cao ý thức đời sống phòng ngừa, với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin phòng bệnh thì cần chủ động đưa con em tiêm vắc xin đúng lịch.
Đối với các dịch bệnh mùa Đông- Xuân, theo ông Trần Đắc Phu, Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp tăng cường dịch bệnh xâm nhập, bệnh lưu hành, các bệnh đường tiêu hoá; đánh giá, xác định đối tượng, độ tuổi, vùng nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh để tổ chức các chiến dịch tiêm bổ sung, tiêm vét vắc xin phòng bệnh
Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan liên quan giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch xâm nhập, lây lan ra diện rộng. Đồng thời mở rộng giám sát trọng điểm, giám sát dự vào sự kiện để phát hiện sớm, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp mắc bệnh, xử lý triệt để ổ dịch; triển khai các hoạt động phòng chống dịch chủ động tại những nơi có nguy cơ cao.
Ngoài ra, Cục Y tế Dự phòng cũng đã đề nghị tăng cường sự phối hợp liên ngành, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia cầm có nguy cơ lây nhiễm sang người…