“Nên bỏ Tết nguyên Đán!” định nghĩa lại “bản sắc dân tộc”

GS. VÕ TÒNG XUÂN: NÊN BỎ TẾT NGUYÊN ĐÁN!…ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM MỚI PHÁT TRIỂN ĐƯỢC!

“Cái Tết Âm lịch bên cạnh cái nguồn vui của một cộng đồng thì nó cũng bộc lộ rất nhiều những cái nhược điểm của một XH nông nghiệp. Nhưng khi có điều kiện về thời gian và vật chất thì nó bộc lộ sang một hướng khác và những ý kiến nêu ra vấn đề tiêu cực của cái Tết là có cơ sở. Tuy nhiên khi người ta cho rằng phải thay đổi vì lý do kinh tế hay nếp sống đời sống văn hóa xã hội, thì tôi cho rằng các lý do đó không thể đánh bại được một cái lô cốt mang bản sắc văn hóa rất bền vững như thế.”

Sáng mùng 2 Tết, bản tin thời sự tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết hàng trăm ngàn công nhân của những công trình trọng điểm nhà nước vẫn làm việc trong ngày Tết, và đã nêu thí dụ điển hình công trình Thủy điện Tuyên Quang – nơi hàng trăm công nhân vẫn làm việc trong những ngày Tết để đạt tiến độ thực hiện công trình phục vụ nhân dân.

đời sống xã hội
Những người đàn ông trong trang phục lễ hội truyền thống ngồi ăn trong lễ hội mùa xuân hàng năm tại đình làng Triều Khúc, Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2016.

Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 – 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn, một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.

Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang “ăn Tết”.

Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước. Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch (DL), trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, Luân Đôn… đóng băng, lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch (ÂL) thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết: DL và ÂL, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.

đời sống xã hội
Nhiều người lao động thường có tâm lý lý chây ì, uể oải khi đến cơ quan sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.

Hiện nay ăn Tết Việt Nam theo lịch Trung Quốc với nhiều tập quán cổ truyền, có mấy bất lợi sau đây:

1- Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

2- Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

3- Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành.

4- Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng.

5- Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây.

Cho đến nay như baotintuc247.com tìm hiểu chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam còn hưởng thụ 3- 4 tuần Tết ÂL và DL gộp lại. Các nước khác ở châu Á đã chuyển ngày nghỉ Tết theo DL từ lâu. Điển hình nhất là Nhật Bản, quốc gia Á châu giàu nhất thế giới. Một trong những lý do chính khiến Nhật Bản trở nên giàu có là nhờ sớm biết giao thương với Âu Mỹ, theo đúng phương pháp và tập quán Âu Mỹ. Vua Minh Trị Thiên Hoàng đã biết tranh thủ kỹ thuật của Tây phương, kể cả quyết định đổi tập quán ăn Tết của Nhật sang ăn Tết theo DL từ năm 1872, 19 năm sau khi hạm đội Mỹ tiến vào hải cảng Edo (bây giờ là Tokyo) năm 1853. Tập quán ăn Tết DL bắt đầu từ ngày 31/12 DL đã được các nước Tây phương áp dụng sớm nhất vào đầu thế kỷ thứ 16 và các thế kỷ tiếp theo (theo Calendopaedia – Bách khoa chuyên lịch, nước Ý áp dụng năm 1522, Đức 1544, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 1566, Tô Cách Lan 1600, Anh Quốc 1752, Nga 1918, Nam Tư và Rumani 1919). Còn Việt Nam chúng ta đến thời đại này vẫn còn nghỉ Tết theo lịch của Trung Hoa để chuốc lấy những lãng phí đã kể trên đây.

Loading...
đời sống xã hội
Tuy nhiên chốt lại là không nên bỏ ngay Tết Nguyên Đán, nhưng nên cải tổ vì quá nhiều tiền không hiệu quả

Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại “bản sắc dân tộc” của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới. Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 – 4 tuần lễ Tết DL và ÂL gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu. Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết ÂL sang các ngày DL, và giảm dần ngày nghỉ Tết ÂL quá lê thê. Các thế hệ trước của Việt Nam đã dám bỏ áo dài khăn đóng để mặc áo sơ mi, quần tây và bộ “complê”, thế hệ này đang sử dụng DL trong điều hành năm kế hoạch tài chính ngân sách, và đã dám từ bỏ pháo nổ thay vào bằng pháo bông, thì bước vào ngưỡng cửa thế kỷ 21 cũng phải dám thay đổi tập quán ăn Tết ÂL rất tốn kém và phi kinh tế như hiện nay. Chúng tôi tin tưởng vào sự sáng suốt nhận thức của mọi người Việt Nam tiến bộ có quyết tâm chiến thắng trong mặt trận hội nhập kinh tế toàn cầu.

Giáo sư Võ Tòng Xuân – người 11 năm trước làm “nóng” dư luận khi đề xuất gộp tết ta vào tết tây – cho biết, đã có những “tín hiệu cho thấy sự thay đổi” và ông tin rồi Việt Nam sẽ ăn Tết cổ truyền theo lịch dương như Nhật Bản. Giáo sư Xuân nói: “Tôi vẫn bảo lưu quan điểm về Tết hội nhập. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác trên thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê. Chúng ta đang là một nước nghèo so với phần còn lại của thế giới, làm thế nào để đất nước có thể bắt được những dòng chủ lưu của nhân loại?”

11 năm trước, đề xuất đón Tết cổ truyền theo dương lịch của giáo sư đã tạo ra những tranh luận, giờ giáo sư có quan điểm khác về vấn đề này không?

Không! Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình! Tôi cho rằng đã có những tín hiệu báo hiệu sự thay đổi. Những hoạt động trong ngày Tết dương lịch năm nay ở các tỉnh, thành phố lớn như đếm ngược đồng hồ đợi khoảnh khắc giáp canh, hay việc lãnh đạo Nhà nước có thông điệp đầu năm mới… Tôi thấy mình đã tiếp cận thế giới một cách giống người ta. Tức là, mình đã tổ chức đón mừng năm mới theo dương lịch như là các nước trên thế giới. Tôi rất mừng là Chính phủ chúng ta hiện nay, tôi gọi là Chính phủ “của thời kỳ Đại hội 12” có nhiều cái mới, đem lại hy vọng về nhiều thứ.

Tôi nghĩ, từ từ chúng ta sẽ chuyển sang ăn Tết cùng ngày với thế giới. Và, từ từ rồi chúng ta cũng sẽ nhận ra mình có thể làm được như Nhật Bản cuối thế kỷ 19 là chuyển sang ăn Tết tây. Nhật Bản bây giờ, nhờ thế mà từ nước Á Châu đã trở thành cường quốc kinh tế.

– Giờ nhìn lại giáo sư thấy người ta phản đối mình vì những điều gì?

Từ thời điểm bài viết nhan đề “Tết “hội nhập,” tại sao không?” của tôi được báo chí đăng tải, tôi nhận được nhiều tranh luận. Tôi rất mừng khi số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu trong thời gian gần đây. Tuy nhiên cũng có những ý kiến không đồng tình, lo sợ rằng việc ăn Tết hội nhập có thể làm mất bản sắc văn hoá dân tộc, không hợp tiết trời…

Giáo sư phản biện họ ra sao?

Tôi thấy phần lớn người phản đối là người Việt Nam ở nước ngoài, chắc là những người có thời gian nghỉ lâu, không có nhiều việc làm, họ cho rằng nghỉ Tết lâu là cần thiết. Khi kinh tế Việt Nam mạnh hơn nữa, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rằng không có thì giờ để mà vui chơi, rượu chè, bài bạc mà phải tập trung lo làm việc để có kết quả kinh tế cao hơn.Hay như rất nhiều bà con mình trong nông thôn họ cũng muốn có ngày Tết dài ra, nhưng mà từ từ chúng ta sẽ thấy, ai cũng sẽ có việc làm hết, khi đã có việc làm, nhu cầu việc làm sẽ đòi hỏi mình phải chăm chú đầu tư cho việc làm, thay vì vui chơi.

Thực ra khi kinh tế Việt Nam mình mạnh hơn nữa, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rằng không có thì giờ để mà vui chơi, rượu chè, bài bạc mà phải tập trung lo làm việc để có kết quả kinh tế cao hơn. Có một điều mà tôi thấy rất đáng mừng là những người ủng hộ đã tăng lên rất nhiều và phần lớn đều thuộc thành phần trí thức, có công ăn việc làm ổn định, sự nghiệp thành đạt.

Ở góc độ văn hoá giáo sư có nghĩ rằng bỏ Tết Nguyên đán sẽ khiến phai nhạt văn hoá truyền thống?

Chúng ta đừng sợ đánh mất bản sắc dân tộc. Tôi nhớ có đọc câu thơ của cụ Tố Hữu: “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta”. Thực tế, thay vì mùng một Tết ta mình làm mùng một Tết tây. Tết cổ truyền theo lịch dương đơn giản chỉ là thay đổi thời điểm, thói quen chứ bản chất sự việc đâu có gì khác nhau.

Có ý kiến cho rằng việc gộp Tết không đủ sức nặng để kéo một nền văn hóa, một quốc gia tụt lại trong quá trình hội nhập, giáo sư nghĩ sao?

Thế giới ngày nay thay đổi rất nhanh, để vượt qua các thách thức, chúng ta phải tận dụng chắt chiu từng cơ hội. Tôi lấy ví dụ, trên thị trường chứng khoán, người ta thấy rõ ràng làm ăn đầu tư chỉ trong vòng vài phút, giá thay đổi là chứng khoán thay đổi liền. Khi người ta làm việc mà mình nghỉ thì mình bỏ rất nhiều cơ hội.

Hoặc khi mình làm mà họ nghỉ thì cũng chịu nhiều thiệt thòi. Chừng nào mình giàu như họ rồi hay nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Tôi thông cảm cho nhiều ý kiến phản đối. Mình muốn ăn Tết theo Trung Quốc nhưng theo Trung Quốc thì tục lệ cổ truyền mình lâu quá rồi, mấy ngàn năm rồi, cứ theo họ hoài thì lệ thuộc vào nền văn hoá cũ. Khi mọi người đều có việc làm hết, sẽ thấy rằng thì giờ để ăn Tết sẽ rất phí nếu chúng ta kéo dài quá lê thê, làm hai Tết càng phung phí. Để tận dụng các cơ hội, để có thể làm giàu thì chúng ta cũng phải suy nghĩ lại.

– Gia đình, người thân, bạn bè giáo sư quan điểm ăn Tết âm hay dương?

Mấy Tết gần đây, Tết dương lịch hay Tết âm gia đình tôi cũng ăn Tết cho có chứ vẫn làm việc. Ví dụ, Tết dương này đó, tôi cũng đi qua Lào công tác, sáng mùng một mình ăn Tết với anh em rồi đi ra đồng. Còn Tết âm tôi dự kiến đi châu Phi, làm những việc trong năm chưa còn dang dở. Nói chung là Tết âm tôi không ăn nhiều đầu, đến cơ quan, chúc Tết lãnh đạo, thăm cán bộ của mình rồi về làm việc. Tức là trọn trong ngày mùng 1 đó làm cái đó, còn mùng 2 vẫn làm việc bình thường. Quan điểm của tôi được nhiều bạn bè, đồng nghiệp ủng hộ. – Chủ trương ăn Tết âm lịch theo dương lịch, vậy các lễ hội truyền thống đầu xuân thì sao, thưa giáo sư? Những thứ thuộc về bản sắc dân tộc (lễ nghi, thủ tục như cúng tổ tiên, chúc mừng năm mới, mừng tuổi người lớn, lì xì trẻ con…) phải gìn giữ, phát huy nhưng giữ ở mức độ nào đó thôi chứ nguyên xi thì sẽ không thể hội nhập được. Quan điểm của tôi về lễ hội là nên gói gọn, không rườm rà, không ảnh hưởng đến kinh tế và bản sắc văn hóa.

Loading...