Món quà bất ngờ của nữ giám đốc khiến lính cứu hỏa xúc động

“Chữa cháy xong, người lấm lem và thấm mệt nên chúng tôi xin phép trở về nghỉ ngơi. Khi về tới gần đơn vị, bất ngờ chúng tôi thấy, nữ giám đốc công ty đã đợi sẵn với 50 chiếc bánh mỳ để “cứu đói” cho cả đội”, Đại úy Lã Tuấn Anh tâm sự.

Loading...

Tin tức được nhiều độc giả quan tâm

Bệnh ho, ho khan, ho kéo dài và cách chữa trị bệnh ho

Bệnh cảm cúm, cách chữa cảm cúm hiệu quả, bị cảm cúm nên ăn gì?

Đại úy Lã Tuấn Anh (SN 1982), Phó đội trưởng Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát PC&CC Số 7, cho biết, trong quá trình làm việc họ có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với người dân.

Những chiến sỹ sau khi hoàn thành nhiệm vụ tranh thủ ăn vội gói mì tôm sống ngay trên chuyến xe trở về đơn vị (Nguồn ảnh: Phòng Cảnh sát PC&CC số 7 cung cấp).

Theo anh Tuấn Anh,  trong một một vụ cháy xảy ra tại xưởng sản xuất bao bì ở quận Hoàng Mai, Hà Nội vào năm 2014 cũng khiến anh không thể nào quên.

“Hôm đó, xảy ra đám cháy lớn, chúng tôi phải điều động 2 xe cứu hỏa cùng hàng chục anh em đến dập lửa. Lúc lính cứu hỏa đến lửa đã cháy rất lớn, khói đen bao trùm cả khu xưởng. 12 giờ đêm, ngọn lửa mới được khống chế.

Người nữ giám đốc công ty chứng kiến cảnh chữa cháy vất vả của các lính cứu hỏa nên muốn cảm ơn. Biết lúc chúng tôi được điều động đi làm nhiệm vụ chưa kịp ăn cơm tối, chị ngỏ ý làm mời cơm chúng tôi.

Tuy nhiên do quá mệt, người lấm lem, chúng tôi từ chối và xin phép trở về nghỉ ngơi. Sau đó, chúng tôi đưa xe cứu hỏa đi rửa và bảo dưỡng. Khi xe về tới gần đơn vị, bất ngờ chúng tôi thấy nữ giám đốc ấy đã chờ sẵn cùng 50 chiếc bánh mỳ. Chúng tôi từ chối nhưng chị kiên quyết bắt nhận để anh em “chống đói”.

Khi xe về tới gần đơn vị, bất ngờ chúng tôi thấy nữ giám đốc ấy đã chờ sẵn cùng 50 chiếc bánh mỳ. Chúng tôi từ chối nhưng chị kiên quyết bắt nhận để anh em “chống đói”.

Có nhiều câu chuyện để thấy sự tử tế và cảm thông từ người dân với lực lượng cứu hỏa là điều anh Tuấn Anh muốn nhấn mạnh.

Anh kể, tại một vụ cháy ở một xưởng sản xuất (Hà Nội), lực lượng PCCC đã phải hút nước ở một ao cá của người dân cạnh đó để phun nước dập lửa. Đám cháy quá lớn, lực lượng đã hút cạn cả ao nước khiến nhiều cá chết, thế nhưng người chủ ao cá vẫn không một lời than phiền, trách móc.

Thượng sĩ Trương Duy Tùng (SN 1993), cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp, Phòng Cảnh sát PC&CC Số 7, cũng có nhiều kỷ niệm đẹp với nghề.

Các chiến sĩ làm nhiệm vụ trong một vụ sập nhà tại Hà Nội (Nguồn ảnh: Phòng Cảnh sát PC&CC Hà Nội cung cấp).

Anh chia sẻ một câu chuyện ấm áp khi cùng đồng đội làm công tác cứu nạn, cứu hộ ở một căn nhà 4 tầng bị đổ sập tại Hà Nội (năm 2017).

“Chúng tôi chưa ăn xong bữa cơm thì phải lập tức di chuyển đến hiện trường. Đến nơi, trước mắt tôi là một cảnh hoang tàn, đổ nát. Ngôi nhà chỉ làm móng cho nhà cấp bốn nhưng đã xây lên cao tận 4 tầng nên sập xuống.

Nhận định có người mắc kẹt bên dưới, không thể dùng máy xúc chúng tôi phải dùng tay bới từng viên gạch, đất cát để đưa người lên. Chúng tôi làm việc liên tục từ đêm đến 7 giờ sáng, lúc này ai cũng mệt lả và đồng đội buộc phải thay ca.

Lúc di chuyển ra xe để về đơn vị nghỉ ngơi thì tôi thấy rất nhiều bánh mì, sữa, nước… để sẵn ở ngoài (hiện trường khu nhà sập bị cách ly). Theo đó, thấy lực lượng cứu hộ làm việc vất vả, những người dân xung quanh đó đã mua thực phẩm để tiếp tế.

Chúng tôi ăn vội những chiếc bánh mỳ đó cho đỡ đói, trong lòng thấy ấm lòng vô cùng”, người Thượng sỹ trẻ chia sẻ.

Anh cũng cho biết thêm, có những vụ việc, nhà hàng xóm bị cháy nhưng những hộ dân xung quanh thấy lực lượng cứu hỏa vất vả cũng hết sức động viên. Họ mua bánh, thực phẩm ăn sẵn, nước lọc… dúi vào tay các chiến sĩ và không quên những câu hỏi thăm, những lời cảm ơn.

Loading...