Dự án phát triển vùng đặc khu kinh tế Quảng Ninh,Kiên Giang, Khánh Hòa

Với ý tưởng xây đựng Đặc khu Kinh tế, bắt đầu là ba Đặc khu ở Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Việt Nam đang kỳ vọng sẽ tạo được bước ngoặt mới trong thu hút các nguồn lực đầu tư

Ngành sản xuất và xuất khẩu đã bị ảnh hưởng nặng nề trong quý I và không thể giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được tốt độ tăng trưởng mạnh mẽ như trước năm 2017.  Chính vì vậy việc thành lập nên các đặc khu kinh tế sẽ thúc đẩu cho nền kinh tế phát triển.

Kiên Giang đã chuẩn bị các điều kiện để xây dựng Phú Quốc thành đặc khu kinh tế từ cách đây gần 10 năm. Với cơ chế thông thoáng và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, huyện đảo Phú Quốc trở thành đảo ngọc thực sự, với sức cuốn hút kỷ lục.

Loading...

Cho tới thời điểm này Phú Quốc thu hút được 254 nhà đầu tư, tổng vốn đăng ký lên tới 377.000 tỷ đồng. Khách du lịch tới Phú Quốc trong 2016 so với 2015 tăng tới trên 60%. Đặc biệt quý 1 năm 2017, so với cùng kỳ tăng tới 80%. Nhưng nếu trở thành đặc khu kinh tế, sức bật này sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều. Tinh thần chung của các chính sách đặc thù cho đặc khu kinh tế là giảm thiểu mọi hàng rào ngăn cản các dòng di chuyển của các nguồn lực và đủ hấp dẫn các nhà đầu tư.

Với tổng vốn đầu tư 810 tỷ đồng, dự án hồ chứa nước Cửa Cạn là công trình hạ tầng đặc biệt quan trọng của Phú Quốc. Dự án này có thể đảm bảo cung cấp nước cho đảo trong quá trình phát triển manh mẽ hiện nay, nhưng nguồn vốn chưa có, dự án vẫn phải chờ.

Mọi công tác chuẩn bị đã gần như hoàn tất và giờ chỉ cần đợi báo cáo chính thức của chính phr e 3 địa phương là Quảng Ninh, Kiên Giang và Khánh Hòa đang phối hợp với các bộ, ngành, xây dựng một cách thận trọng các Đề án đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt với các đề xuất về cơ chế chính sách đặc thù cho mỗi một đặc khu.

Loading...