Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?

Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, thường được thờ ở nhà bếp nên còn gọi là vua bếp. Để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa trọng thể.

Thần Táo quân gồm một bà Táo và hai ông Táo (gồm Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần và Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân). Có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại về sự tích Táo quân. Trong đó phổ biến nhất là “Sự tích vua Bếp” được lưu truyền rộng rãi, tuy nhiên câu chuyện này cũng có khá nhiều dị bản.

Vì vậy phong tục cúng ngày ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Văn khấn ông công ông táo là phần không thể thiếu trong ngày này. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm “ngựa” để Táo quân lên chầu trời.

Dù vậy ở ba miền, việc cúng ông Táo cũng có những khác biệt nhưng văn khấn tết thì phụ thuộc vào mỗi người. Ở miền Bắc, người dân còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được phóng sinh sau khi cúng.

Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?
Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?

Lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời thường được cúng khá sớm và thời gian muộn nhất là 12 giờ trưa 23 tháng Chạp Âm lịch bởi người ta quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.

Trong những lời cầu khấn với thần linh gói trọn những điều mong ước tốt đẹp cho gia đình, cộng đồng và đất nước trong mùa xuân mới. Đây là động lực thúc đẩy mọi người ngày càng phấn đấu, nỗ lực để dân giàu, nước mạnh.

Loading...

Ngoài việc ông công ông táo thì bạn có thể tìm hiểu thêm văn khấn cúng rằm tháng giêng để chuẩn bị cho những ngày tết và lễ rằm.

Sau khi làm xong lễ cúng, thì người ta thường đốt “vàng mã” cùng với bài vị cũ và lập bài vị mới cho Táo Quân. Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc.

“Cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, sự kiên trì, bền chí để đi đến thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Theo phong thủy thờ cúng Táo Quân là nét văn hóa có từ lâu đời và đã trở nên gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam, với quan niệm gia đình nào được Táo Quân phù hộ nhiều thì hạnh phúc, yên ổn, thành đạt và bình yên.

 

Loading...

"Chuyên mục tin tức mà wedsite chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo do đó mọi người chỉ nên xem qua và tham khảo thêm các nguồn chính thống khác nhé."