Cô giáo phải quỳ xin lỗi vì đã phạt quỳ học sinh? Ai đúng, ai sai… lỗi có phải chỉ ở phía phụ huynh?

Liên quan đến sự việc đau lòng này, GS. Đặng Quốc Bảo – nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục cho hay: “Đây đúng là sự việc đáng buồn của ngành sư phạm. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc này từ cả hai phía.”

Vụ việc giáo viên bị ép phải quỳ gối suốt 40 phút trước mặt phụ huynh đã khiến dư luận phẫn nộ bởi truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc đối với nền giáo dục đang đi xuống đến mức báo động.

Đầu tiên, cô giáo cần xem xét lại kỹ năng sư phạm của mình. Không trường sư phạm nào dạy cô giáo bắt học sinh phải quỳ nếu các con mắc lỗi.

Thế nhưng nếu cô giáo sai thì phụ huynh lại cũng sai khi phụ huynh liên tục gây áp lực khiến cô giáo phải quỳ suốt 40 phút trước sự chứng kiến của nhiều người. Điều này cho thấy văn hóa, đạo đức ứng xử của phụ huynh xuống cấp đến mức trầm trọng.

Một cô giáo phải quỳ trước phụ huynh, nói ra thì đau lòng quá. Tôi tin chắc rằng, không chỉ có tôi mà rất nhiều người khác đang công tác tại ngành sư phạm cũng cảm thấy đau lòng, xót xa về sự việc này.

tin giáo dục
Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) – nơi xảy ra sự việc.

Bắt người khác phải quỳ là một hành vi thô bạo, phản nhân văn không thể chấp nhận dù người đó có lỗi, nhất là ở đây lại bắt một giáo viên trực tiếp giáo dục con mình quỳ thì không thể chấp nhận.

Đau lòng hơn cả là sự việc diễn ra ngay tại Văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Người đứng đầu lúc ấy là hiệu trưởng đầu tiên đã khuyên cô giáo không nên quỳ nhưng sau đó, thấy tình hình có vẻ căng thẳng thì liền rời đi với lý do “bận đi dự giờ” chứ không đứng ra bảo vệ giáo viên của mình?

Để danh dự của nhà giáo chạm tới tận đáy cùng thế này, để truyền thống tôn sư trọng đạo bị sụp đổ ngay trong văn phòng ban giám hiệu, hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Chánh phải chịu trách nhiệm”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, một giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội xin được giấu tên chia sẻ: “Dù đau lòng nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là nghề cao quý trong những nghề cao quý nhưng thực tế thì không phải vậy.

Giờ đây, vị thế của ngành giáo dục càng đi xuống đến mức khó cứu vãn. Hơi một tí là phụ huynh kéo đến dọa đánh, mắng và giờ thì gây áp lực đến mức…phải quỳ 40 phút đồng hồ.

Có thể cô giáo bắt con của họ quỳ là sai nhưng hành động đó của giáo viên xuất phát từ mong muốn cho học sinh tiến bộ. Còn phụ huynh? Họ nghĩ gì khi gây sức ép khiến giáo viên dạy con mình phải quỳ?

Họ mang lối ứng xử của giang hồ vào môi trường sư phạm sao? Rồi mai đây, những đứa con họ sẽ học được điều gì từ những phụ huynh như họ?

“Tôi thực sự muốn quên đi sự việc đau lòng này để có thêm một chút niềm tin… tiếp tục đứng trên giảng đường và tiếp tục với nghề dạy học, tiếp tục phát triển giáo dục”.

tin giáo dục
GS.TS Đinh Quang Báo

Học sinh xấu hổ, bị kẹp ở giữa

Em Nguyễn Thu Hà, học sinh lớp 10D4, trường THPT Việt Đức thẳng thắn chia sẻ: “Nếu em rơi vào hoàn cảnh của học sinh có bố mẹ bắt cô giáo quỳ để xin lỗi, em sẽ cảm thấy rất có lỗi với cô. Bởi xuất phát điểm của vấn đề là lỗi của học sinh, nhưng lại khiến bố mẹ làm khó cô. Chắc hẳn trong hoàn cảnh ấy, cô giáo ở Long An cũng đã cảm thấy rất tổn thương, bị xúc phạm khi phải quỳ trước nhiều người.

Nhưng em cho rằng chính học sinh có bố mẹ làm như vậy cũng đang bị áp lực tâm lý. Chúng em sẽ cảm thấy lo lắng, có lỗi trong hoàn cảnh này. Bố mẹ có từng nghĩ, nếu như làm như vậy, con mình sẽ phải đối mặt ra sao với những lời đàm tiếu từ bạn bè xung quanh. Việc cô giáo bắt học sinh quỳ là không đúng, nhưng nếu bố mẹ bắt cô giáo quỳ, thì càng khiến chúng em tổn thương hơn”.

Là một học sinh, Thu Hà cho rằng, cô giáo không nên bắt học sinh quỳ để chịu phạt, hay sử dụng những hình thức khác gây ảnh hưởng đến thân thể và danh dự của các em. Song phụ huynh cũng cần có những hành động văn minh, tôn trọng thầy cô để làm gương cho con cái.

“Em đã từng xem những phim trước kia và thấy rằng việc dùng hình phạt như đánh đòn, bắt quỳ khá phổ biến trong trường học. Nhưng ngày nay, khi nhân quyền con người được đề cao, những hình phạt gây ảnh hưởng đến học sinh cũng cần bỏ. Tuy vậy, xin bố mẹ đừng dùng cách trả đũa với thầy cô, khiến các con bị kẹp ở giữa”, Thu Hà bức xúc chia sẻ.

tin giáo dục
Theo Nghị định 138 của Chính phủ, hành vi tát học sinh sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng

Có cùng quan điểm, Phùng Thị Quỳnh, học sinh lớp 10D7, trường THPT Trần Phú (Hà Nội) nhiều ngày nay theo dõi vụ cô giáo bị bắt quỳ để xin lỗi chia sẻ: “Em thấy bố mẹ hơi quá. Suy cho cùng, cô giáo cũng chỉ muốn tốt cho con mình, trong những lúc nóng giận, có thể sẽ không kìm chế được nên đã có hình phạt quá đáng. Đã đi học, ai cũng sẽ bị phạt ít hay nhiều. Bố mẹ làm như vậy cũng sẽ khiến con cảm thấy xấu hổ với bạn bè, thầy cô, khó có thể tập trung vào việc học. Thay vào đó, bố mẹ và cô giáo nên nói chuyện bình tĩnh, thẳng thắn với nhau”.

Cô giáo sai khi bắt học sinh quỳ và chấp nhận quỳ

Trong giáo dục, không thể thiếu những hình phạt, những quy tắc riêng trong lớp học, nhưng liệu bắt học sinh quỳ để chịu phạt, cô giáo có sai?

Học sinh Nguyễn Hồng Nhung, lớp 10N2, trường THPT Việt Đức cho rằng, việc phạt quỳ, vì bất cứ lý do gì đi nữa cùng là không nên. Nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thời gian quỳ kéo dài, hơn hết là khiến học sinh sẽ có tâm lý xấu hổ trước những bạn cùng lớp.

“Hình phạt này hơi quá, nếu học sinh bị phạt quá nặng, chúng em sẽ không phục. Có thể trước mặt thầy cô thì dạ vâng, nhưng sau đó lại nghịch ngầm, có những trò chống đối. Như vậy hình phạt này sẽ không còn tác dụng. Đây là tâm lý chung của nhiều học sinh ở tất cả các cấp học”, Nhung tâm sự với baotintuc247.com

Loading...

“Ở lớp, khi mắc lỗi sai, cô giáo thường phạt chúng em chép bài, hay nặng hơn là cho ra khỏi lớp tiết đó hoặc mời bố mẹ đến trường để nói chuyện. Em thấy làm như vậy hợp lý hơn. Các thầy cô có thể đặt bản thân vào vị trí của học sinh để hiểu các em nghĩ gì. Trong môi trường giáo dục nên có những cách hành xử văn minh hơn. Còn việc bắt cô giáo quỳ để xin lỗi, bố mẹ cũng đã sai. Nếu cô giáo sai, thì bố mẹ có đúng khi làm một hành vi tương tự?”, Hồng Nhung đặt câu hỏi.

Nữ sinh cho rằng, bất cứ ai phải quỳ gối trước người khác vì sự ép buộc cũng sẽ cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm. “Trẻ em chúng em không biết nhiều bằng người lớn, nên thầy cô, bố mẹ có thể dùng những cách dạy bảo nhẹ nhàng, yêu thương hơn. Song cô giáo cũng không nên quỳ. Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi sai, có nhiều cách để sửa sai, nhưng không phải chấp nhận để bị xúc phạm như vậy”.

Còn với Đỗ Phương Ly, học sinh lớp 10A7, trường THPT Trần Phú (Hà Nội), đến tận giờ, em vẫn nhớ về một lần học mẫu giáo, bị cô giáo dùng thước bằng sắt đánh vào chân. Ký ức về trận đòn roi ấy không còn rõ rệt, nhưng đến tận giờ, khi được hỏi về một hình phạt em còn nhớ nhất khi đi học, những hình ảnh ấy vẫn trở về.

“Lúc ấy, vì em hư, cô giáo đã nóng giận đánh em rất đau. Nhưng sau đó, bố mẹ em đã đến nói chuyện với cô giáo và nhà trường. Từ đó, em không còn gặp những trường hợp tương tự”. Ly cho rằng, những hình phạt hà khắc không còn phù hợp trong nền giáo dục hiện nay. Dù ở nhà trường hay gia đình, điều đó cũng sẽ khiến các em tổn thương tâm lý, có cảm giác mặc cảm, tự ti với bạn bè xung quanh, sợ hãi thái quá với người lớn hay chán ghét việc học. Thay vào đó, thầy cô cũng nên có những hình phạt nhẹ nhàng hơn. Bố mẹ thay vì bênh con vô điều kiện, cũng nên lắng nghe để có cách giải quyết tốt nhất. Nữ sinh cũng cho rằng, việc xảy ra những mâu thuẫn giữa thầy cô và cha mẹ cũng khiến học sinh cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hơn./.

Loading...