Từ A-Z những điều về Bóng Đè mà có thể bạn chưa biết?

Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Hiện tượng Bóng Đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân nào khiến con người bị bóng đè?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bóng đè xảy ra. Vậy tại sao bạn lại bị bóng đè? Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc, do đảo lộn chu trình của giấc ngủ, những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Do tư thế nằm ngủ, người để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị bóng đè. Cà phê và rượu cũng là tác nhân gây nên bóng đè. Cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm rất ít.

Nguyên nhân của hiện tượng bóng đè

Không thể không kể đến một số người cho rằng bóng đè có liên quan đến ma ám (ngay chữ “bóng đè” đã nói lên ý này). Có người cho rằng bóng đè là do “con mộc” (khi con chim bị thương đậu lên một cái cây, máu của con chim đó chảy lên cái cây đó, sau này người ta đốn cây này về xẻ gỗ làm giường thì chiếc giường đó có “con mộc”), nói như vậy thì chỉ khi ngủ giường gỗ hay vạc giường bằng gỗ mới bị bóng đè nhưng thực tế thì vẫn ghi nhận trường hợp bóng đè khi ngủ trên giường sắt, nệm, nền gạch…

Khi bị bóng đè cơ thể bạn sẽ có những chiệu trứng như thế nào?

Khi bị bóng đè, một phần não bộ vẫn hoạt động bình thường (trạng thái tỉnh) nhưng hệ thần kinh vận động không hoạt động khiến cho cơ thể không thể cử động được. Người bị bóng đè thường cố gắng thức dậy bằng cách cử động chân tay hay nói nhưng không thể được mặc dù não đã phát đi tín hiệu điều khiển thần kinh vận động. Nhiều người mô tả rằng cơ thể họ như có vật gì rất nặng đè lên ngực mà họ không thể nào đẩy ra được. Khi bị bóng đè khoảng 5% bệnh nhân có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, khó thở, nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói. Một vài người thì lại thấy mình bị đẩy xuống giường, hoặc bị xô ngã. Bóng đè có thể diễn ra trong vài giây nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút. Sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè họ sẽ cảm thấy rất mệt, hơi nhức đầu và toàn thân ra mồ hôi. Cũng có khi họ sẽ ngủ thiếp đi và không nhớ họ đã gặp hiện tượng bóng đè hôm qua. Nhưng cũng có thể ngay sau khi tỉnh dậy, họ ngủ thiếp đi và lại bị bóng đè tiếp. 

Khi tất cả hành động đều không được đáp ứng thì trạng thái nguy hiểm được khởi động, như bao cơn ác mộng khác, tim sẽ đập nhanh hơn, mồ hôi toát ra. Tất nhiên, ác mộng sẽ được kết thúc, thường là thức giấc, vì không phân được ranh giới giữa mơ và thật nên nhiều người đã đồng hóa giấc mơ với hiện thực mới dẫn đến hiểu nhầm lúc đó mình đã thức rồi.

3 dạng bóng đè thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày

Dạng bóng đè thứ nhất : “ảo giác đột nhập”

Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ. Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ – là hậu quả của những cơn co cơ .

Dạng bóng đè thứ hai: “ảo giác thăng bằng”

Hiện tượng bóng đè này thưởng xảy ra đối với những người tình trạng sức khỏe có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu, hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất. Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ! Lúc đó, người họ vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được.

Dạng bóng đè thứ 3 ” ảo giác thực thể”

Đây là dạng bóng đè bổ biến nhất , phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị “bóng đè” ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê dại, không thở được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Lúc ấy, họ thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi. Có người do suy nhược thần kinh, một đêm bị “đè” 2, 3 lần khiến họ “sợ” ngủ. Lâu dài dẫn đến suy nhược cơ thể. 

Bóng đè có thực sự là do ma quỷ gây ra?

Bóng Đè có thật sự là một hiện tượng tâm linh huyền bí hay do ma quỷ gây ra?

“Bóng đè” đã xuất hiện cách đây từ vài nghìn năm trước. Trong truyện Tam Quốc, có đoạn mô tả Tào Tháo bị “bóng đè” vì giết quá nhiều người. Một bức tranh của họa sĩ người Ý là Carousili vẽ từ cuối thế kỷ 14 cũng đã phác họa chi tiết cơ thể của một người bị “bóng đè” trong tư thế ưỡn cong người lên như muốn đẩy lùi một nhân vật vô hình nào đó. Thời đó, người ta tin rằng “bóng đè” là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí, do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra.

Theo thời gian, Y học phát triển và hiện tượng “bóng đè” lần lượt được các nhà Tâm thần học giải mã. Các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã đi đến kết luận rằng “bóng đè” là hệ quả của sự rối loạn gấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn “thức – ngủ” của não bộ bị đứt quãng. Hiểu một cách đơn giản là ở một người bình thường, giấc ngủ diễn ra theo từng chu kỳ – mỗi chu kỳ kéo dài từ 90 đến 110 phút, được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn đầu và giai đoạn sau của giấc ngủ.

Giai đoạn đầu của giấc ngủ được não bộ chia thành 4 trạng thái.

Ở trạng thái 1, người ta thường chỉ lơ mơ và rất dễ tỉnh giấc – đôi khi do một tiếng động nhỏ. Nó kéo dài từ 5 đến 10 phút. Đến trạng thái 2 – gọi là “ngủ nhẹ”, mắt ngưng chuyển động, tần số hô hấp và nhịp tim bắt đầu chậm lại, kéo dài khoảng 10 phút.

Ở trạng thái 3, gọi là “tiền ngủ sâu”, nhịp thở và nhịp tim xuống đến mức thấp nhất rồi rất nhanh chóng, người ta rơi vào trạng thái 4, gọi là ngủ sâu, thở đều, tư thế nằm hầu như không thay đổi. Lúc này, nếu bị đánh thức đột ngột, người ta không điều chỉnh được cơ thể ngay lập tức mà thường cảm thấy mất thăng bằng, mất phương hướng trong vài chục giây. Những hiện tượng như mộng du, đái dầm xảy ra ở trạng thái này bởi lẽ khi ngủ say, não bộ sẽ để các cơ bắp thả lỏng, gần như tê liệt.

Chính điều đó đã giúp người ta được an toàn, tay chân không cử động, múa may lung tung gây tổn thương. Tuy nhiên, nếu người đó mắc phải chứng rối loạn hành vi thì não bộ không điều khiển được các cơ thả lỏng, dẫn đến việc họ đi lại nhiều nơi – kể cả những nơi nguy hiểm như trên mái nhà, trên lan can của những tầng lầu cao nhưng khi tỉnh giấc, họ lại không biết, không nhớ gì hết!

Sau khi đi vào “giai đoạn đầu” của giấc ngủ chừng 70 đến 90 phút, con người rơi vào “giai đoạn sau” của giấc ngủ, kéo dài từ 20 đến 40 phút rồi họ tỉnh nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Liền ngay sau đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại. Tùy theo độ tuổi và thể lực, mỗi người có thể có từ 3 đến 5 “giai đoạn sau” của giấc ngủ mỗi đêm. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng “bóng đè” hoặc ác mộng”.

Nói chung, hầu hết tâm lý của những người bị “bóng đè” đều giống như “vừa sống lại sau khi bị chết”.

Làm thế nào để tránh được bóng đè?

Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để với bệnh này cho nên cách hạn chế tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao. Tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ, khi ngủ phải có tư thế nằm ngủ thoải mái làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí. Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc.

Trong dân gian Việt Nam có lưu truyền cách trị bóng đè như sau: lấy con dao hay cái rựa để gần đầu giường (để dưới chiếu), những người bị bóng đè liên tiếp nhiều ngày sau khi thực hiện cách này đã không bị bóng đè nữa, về mặt khoa học thì đây là liều thuốc tâm lý, nó tạo cảm giác an tâm hơn cho con người vì vậy sẽ có được giấc ngủ sâu hơn và không bị bóng đè nữa. Nếu thực hiện cách này thì nên báo với người thân/người ngủ chung biết để tránh hiểu lầm và chỉ cần sử dụng một con dao cùn (không có khả năng sát thương) cỡ nhỏ.

Loading...

Trên đây là tất tần tật từ A-Z những điều bạn cần biết về hiện tượng Bóng Đè. Tuy chỉ là một hiện tượng nhưng nó thật đáng sợ phải không nào? Hãy xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, yêu đời nhé.

Xem thêm:

Những điều hết sức rùng rợn về Trùng Tang mà có thể bạn chưa biết

Hiện tượng ma trơi có phải là do ma quỷ làm?

Loading...