Bệnh ho, ho khan, ho kéo dài và cách chữa trị bệnh ho

Bệnh ho, ho khan, ho dai dẳng, ho kéo dài, các trị bệnh ho và khi bị ho nên ăn gì để bệnh ho thuyên giảm? 

Bệnh ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lập đi lập lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, các chất kích thích, vật lạ… Benh ho có nhiều nguyên nhân gây ra và thường tuỳ thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng. Người ta có thể chủ động ho, nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ.  Các nhà chuyên môn phân triệu chứng ho như sau: Ho cấp, Ho thành cơn, Ho khan kéo dài, Ho có đờm, Ho ra máu tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày thì Ho khan là triệu chứng thường gặp nhất.

Ho khan kéo dài: Là tình trạng ho không khạc ra đờm mặc dù người bệnh có thể ho nhiều, Tuy nhiên có người nuốt đờm hoặc vì không muốn khạc ra ngoài. Ho khan kéo dài cần chú ý đến, bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mãn tính.

1. Nguyên nhân và biến chứng của ho khan,  ho kéo dài 

Nguyên  nhân:

Đối với bệnh ho cấp tính có thể có nguyên nhân hoàn toàn khác với ho mãn tính và trong ho mãn tính có đến 25% trường hợp có ít nhất 2 nguyên nhân gây ho trên cùng một người bệnh. Khi benh ho kéo dài trên 3 tuần được gọi là ho kéo dài.

– Ho cấp tính (ho dưới 3 tuần): Nguyên nhân hay gặp nhất là cảm cúm, viêm xoang cấp, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi dị ứng hay không do dị ứng… Ho bán cấp (ho từ 3-8 tuần) thường do nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang, hen phế quản…

– Ho mãn tính (ho trên 8 tuần) có thể do những nguyên nhân như chảy dịch mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản mạn, dãn phế quản, dùng thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng HA, lao phổi, ung thư phổi, hút thuốc lá…

Biến chứng: 

Loading...

Bệnh ho là triệu chứng có thể điều trị khỏi với tỷ lệ khá cao lên đến 85%. Tuy nhiên, đôi khi bệnh ho kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.

– Về toàn thân: Ho gây mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần…

– Đối với tai mũi họng: Ho khan gây kích thích, tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản…

– Đối với phổi: Ho gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi… Còn với tim mạch gây cơn tăng HA, vỡ mạch máu kết mạc mắt, niêm mạc mũi.

– Riêng về tiêu hoá:  ho gây nôn ói, thoát vị bẹn, rốn…

– Đặc biệt, với thần kinh ho sẽ gây chóng mặt, ngất.

– Ngoài ra ho còn có thể dẫn đến sinh non, sa sinh dục, són đái, són phân. Ở người bị loãng xương nặng có thể gãy xương sườn, người đang dùng thuốc chống đông có thể bị tụ máu thành bụng…

2. Cần làm gì khi bị ho – Bị ho nên ăn gì ?

Những điều bạn cần lưu ý

Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên phải tôn trọng. Trong trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt, không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì không cần dùng thuốc.

Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng bệnh ho cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi. Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều, nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như: hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi…

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh. Người bị bệnh ho cần luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật. không ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực.

Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc trị bệnh ho

Ho chỉ là triệu chứng của một bệnh nên điều trị nguyên nhân gây ho thì triệu chứng này sẽ biến mất. Trong trường hợp ho cấp tính do cảm cúm, chỉ cần điều trị triệu chứng bệnh cũng dần dần tự khỏi. Tuy nhiên, khi ho nếu thấy có kèm theo bất kỳ một trong những triệu chứng sau, bạn cần đi khám bệnh. Đó là ho có đàm xanh, vàng hay nâu gỉ; ho ra máu; ho có mủ mùi hôi thối; ho có kèm theo đau ngực, ho có khò khè, khó thở, có triệu chứng phù 2 chân; ho thường tái đi tái lại vào ban đêm, sút cân đột ngột, sốt, vã mồ hôi; khản tiếng ở người ho mạn tính…

Thuốc ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đàm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không dùng thuốc ho kết hợp thuốc long đàm vì đàm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được. Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục ho đừng tự ý tăng liều, dùng thêm một loại thuốc ho khác hoặc đổi thuốc ho mà bạn cần đi khám bệnh.

Cách trị bệnh ho bằng một số bài thuốc dân gian

Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ có thể áp dụng các liệu pháp dân gian như: 

Quả cam: Sau khi đã rửa sạch, dùng đũa khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối, sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra có thể cắt nhỏ vỏ cam và bỏ vào ấm trà dùng hãm để uống.

Tác dụng của mật ong: Mật ong là thực phẩm chữa ho nổi tiếng trong dân gian. Có nhiều cach tri benh ho từ mật ong nhưng hiệu quả nhất là ướp mật ong với hẹ. Bạn trộn 2 muỗng mật ong với hành đã thái lát, đậy kín trong 5 tiếng. Sau đó cứ khoảng 3 giờ bạn ăn một muỗng, sẽ thấy đỡ ho dần.

Mật ong: Mật ong là thực phẩm chữa ho nổi tiếng trong dân gian. Dễ dàng sử dụng mật ong với nhiều thực phẩm khác nhau để trị bệnh ho

Gừng: Gừng chữa benh ho là điều ai cũng biết. Có thể phối hợp với mật ong bằng cách trộn hai thứ này lại nhấm nháp từ từ sẽ đẩy lùi nhanh chứng ho.

Tỏi: Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

Củ cải trắng: Cắt củ cải trắng thành miếng nhỏ vừa ăn, bỏ vào một chiếc bình sạch, khô, đổ chút mật ong, đậy kín khoảng 3 ngày sau đó thêm chút đường phèn. Mỗi lần ăn, chỉ cần lấy một ít pha cùng với nước ấm để uống có tác dụng trị ho khá hiệu quả

Chanh: Cũng như quất, chanh có tác dụng làm giảm  bệnh ho. Cách dùng phổ biến là chưng cách thủy với đường phèn mật ong, pha với nước ấm và đường, hoặc xắt miếng mỏng ngâm muối để ngậm. Hạt chanh và quất (tắc) cũng có thể chữa ho.

Lê: Quả lê khoét lỗ, nhét cục đường phèn vào trong rồi cho vào bát đem hấp cách thủy cho đến khi lê chín mềm…. Sau đó bạn chỉ việc xắn ra ăn và chờ kết quả tốt.

Nghệ: Uống nước ấm, pha với bột nghệ và một ít muối là phương pháp dân gian hiệu quả để trị viêm họng. Bạn cũng có thể chưng cách thủy nghệ, gừng, chanh với đường phèn (hoặc mật ong) để tăng thêm hiệu quả.

Khế: Những quả chua như khế, tắc có tác dụng trị benh ho tốt. Với khế, bạn chỉ cần chấm với muối rồi ngậm trong miệng lấy tinh thần, sau đó ăn như bình thường. Nếu sợ chua thì ngâm mật ong hoặc chưng đường phèn.

Nho khô: Nếu trong nhà có nho khô và người bị ho cùng lúc. Bạn đem nho khô nghiền nhỏ rồi trộn với nước, đường, chưng cách thủy rồi để nguội và cho người bị  bênh ho kéo dài ăn.

Xem thêm: Immucan Kiddy – Thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

Loading...