9 lưu ý không thể bỏ qua khi ôn thi THPT quốc gia

Kì thi THPT Quốc gia quan trọng nhất của nền giáo dục năm 2018 đang đến gần, để việc ôn thi đạt kết quả cao, thạc sỹ Nguyễn Xuân Năng – Giáo viên Trường THPT Thuận Thành số 1 (Bắc Ninh) lưu ý thí sinh 9 việc quan trọng không nên bỏ qua.

1. Việc chọn các môn thi và tổ hợp bài thi phải xuất phát từ năng lực thật sự của mình, tránh việc ôn thi và chọn bài thi theo xu thế và phong trào. Tại trường ta có một số em học sinh do chọn sai nên kết quả các đợt khảo sát rất thấp, đó chính là những em đã không đánh giá chính xác được khả năng thật sự của mình.

Một số em học sinh sau một thời gian ôn tập đã thực hiện việc chuyển môn, đổi khối và có được kết quả khá tốt trong các kì thi đại học, cao đẳng và thành đạt trong lĩnh vực mình thay đổi sau này.

tin giáo dục
Việc chọn các môn thi và tổ hợp bài thi phải xuất phát từ năng lực thật sự của mình, tránh việc ôn thi và chọn bài thi theo xu thế và phong trào

2. Việc ôn thi cần được xây dựng và nên kế hoạch một cách hợp lí, tránh việc giai đoạn đầu thì học ít, ôn ít, sau đó đến lúc gần thi mới lao đầu vào học, mà hiệu quả của việc ôn thi vẫn không cao. Thông thường, với học sinh trường THPT Thuận Thành số 1, việc ôn tập đã được nhà trường xây dựng và bố trí từ khi học chương trình lớp 10 cho đến hết lớp 12.

3. Không học thêm quá nhiều mà không có thời gian tự học, như thế việc ôn tập của các em mới chủ động và hiệu quả. Thực tế có khá nhiều em gần như suốt 3 năm đều dành hết thời gian cho học thêm hiệu quả vẫn rất thấp, đó chính là việc chưa có “công sức” của chính bản thân các em mà kiến thức hoàn toàn của các thầy cô giáo.

Thông thường , mỗi tuần các em chỉ nên đi học thêm khoảng từ 3 đến 4 buổi, đặc biệt tránh việc học nhiều ca một ngày, học vào các thời điểm mà khả năng lĩnh hội kém hiệu quả như từ 12 giờ đến 14 giờ, từ 17 giờ đến 19 giờ, hoặc học quá khuya.

4. Không nên học quá nhiều thầy cô giáo cho một môn học, nhiều em cho rằng như vậy là mình sẽ tham khảo được nhiều kiến thức và phương pháp của các thầy cô. Thực tế thì không phải em nào cũng đủ khả năng sàng lọc, lĩnh hội được tất cả những nội dung mà thầy cô truyền đạt, hướng dẫn. Theo chúng tôi việc lựa chọn thầy cô phù hợp với khả năng, trình độ của mình sẽ là cách lựa chọn khôn ngoan và hiệu quả nhất, không nên chọn thầy cô theo xu thế, danh tiếng.

tin giáo dục
Không nên học quá nhiều thầy cô giáo cho một môn học, nhiều em cho rằng như vậy là mình sẽ tham khảo được nhiều kiến thức và phương pháp của các thầy cô

5. Kết hợp và phát huy tốt việc học trên lớp và việc học thêm, nhiều học sinh cho rằng việc học thêm là đủ do đó không đến lớp, không ghi chép bài… coi thường kiến thức trong sách giáo khoa và các bài giảng trên lớp. Với những em học sinh đó thường kết quả không cao do chỉ có ngọn mà không có gốc.

6. Với mỗi môn học nên tìm ra và xây dựng cho mình một phương pháp học phù hợp, đặc trưng. Ví dụ đối với các môn Khoa học Tự nhiên cần tăng cường khả năng thực hành, làm bài tập và so sánh như vậy vừa nắm được kiến thức lí thuyết vừa nắm chắc các dạng bài và kĩ năng làm bài.

Đối với các môn khoa học xã hội , kiến thức rất nhiều khó nhớ, khó thuộc cần tăng cường khả năng đọc, nghe, ngẫm và đặc biệt việc liên hệ thực tế sẽ là một phương pháp học hiệu quả nhất.

7. Không nên học quá lệch, nhiều em cho rằng chỉ cần học 3 môn thi theo khối là đủ. Đó là quan niệm và cách chọn lựa hoàn toàn sai lầm. Việc học đều, đủ các môn sẽ góp phần bổ sung cho kiến thức của vừa sâu vừa rộng hơn, vừa tránh quá tải khi tập trung quá nhiều thời gian vào một môn học nào đó.

Thực tế, các môn học không chỉ bổ sung kiến thức cho nhau mà còn góp phần hỗ trợ chúng ta cả về tư duy và sự sáng tạo. Ngoài ra, sau khi đỗ vào các trường và đặc biệt sau này khi đi làm việc có kiến thức đủ ở các môn sẽ góp phần tạo nên sự thành công của mình.

8. “ Học thầy không tày học bạn” đó cũng là lời khuyên dành cho các bạn thí sinh trong quá trình ôn tập. Ngoài việc học trên lớp, học thêm, việc trao đổi giữa các bạn học sinh, việc tổ chức học nhóm, học theo cặp cũng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc ôn tập do các bạn cùng trang lứa dễ thẳng thắn trao đổi, chia sẻ.

Loading...

9. Ngoài việc ôn thi, việc rèn kỹ năng làm bài, tham gia các đợt thi thử cũng sẽ góp phần nâng cao kinh nghiệm và khả năng va chạm để các em tăng thêm sự tự tin và bản lĩnh hơn trong đợt tham gia thi chính thức.

Với sự kỳ vọng quá lớn và gây áp lực của phụ huynh, học tập và giáo dục không còn là cánh cửa mở ra tương lai mà trở thành nguyên nhân đẩy nhiều học sinh vào bệnh viện vì rối loạn tâm thần.

Tháng 7 năm ngoái, một nữ sinh Nghệ An rơi vào tình trạng mệt mỏi, tâm trạng thất thường, thậm chí chán sống. Người em gầy rộc, mắt thâm quầng, thường nhốt mình trong phòng, không chịu ăn uống.

tin giáo dục
                      Học tập đẩy học sinh vào bệnh viện vì bất ổn trong sức khỏe tâm thần.

Những biểu hiện bất thường đó khiến gia đình lo lắng, vội đưa em đến khám. Kết quả cho thấy em mắc chứng trầm cảm, phải nhập viện điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103.

Nữ sinh dừng bước trước kỳ thi THPT quốc gia, sau quãng thời gian dài ôn thi căng thẳng. Trên thực tế, em không phải trường hợp duy nhất rối loạn tâm thần vì áp lực học tập, thi cử.

Rối loạn tâm thần vì học

Theo tìm hiểu cảu baotintuc247.com, nghiên cứu do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố cho thấy áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em và trẻ vị thành niên ở nước ta gặp các rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu cũng chỉ ra hiện tượng trẻ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc vì học tập có chiều hướng tăng.

Hàng ngày, chỉ mới hơn 6h sáng, đường phố còn thưa người, nhiều học sinh đã phải chờ sẵn để đón xe buýt đến trường. Các em phải luyện cho mình cách bắt kịp ngày học mới từ khi bắt đầu đi học.

tin giáo dục
                                Học sinh nước ta đang chịu áp lực học tập, thi cử quá lớn.

Với học sinh, mọi thứ đều phải tranh thủ để có thời gian dành cho lịch học dày đặc, không chỉ ở trường mà còn học thêm ở trung tâm, nhà giáo viên hay học với gia sư. Một học sinh tiểu học chia sẻ hàng tuần, ngoài đến lớp, em còn học hai buổi tại nhà và hai buổi tiếng Anh bên ngoài, chỉ được nghỉ ngơi vào thứ bảy.

Trong khi đó, đối với học sinh cuối cấp, việc học còn mệt mỏi hơn nhiều. Các em thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng. Tại tổng đài tư vấn và hỗ trợ trẻ em, nhiều cuộc gọi tới của các em đều chia sẻ nỗi sợ hãi vì học tập.

“Thời gian các con học nhiều hơn bố mẹ đi làm. Bố mẹ làm việc 8 tiếng, con cũng như thế nhưng buổi tối còn phải học, nhiều hôm đến 11h đêm vẫn chưa xong bài. Bố mẹ được nghỉ thứ bảy, chủ nhật, con vẫn phải đi học thêm”, tư vấn viên Phan Lan Hương nói.

Áp lực này một phần do kỳ vọng quá lớn từ phụ huynh. Họ ép con học vì tương lai mà nhiều khi quên mất cần dạy con cách học như thế nào, bao nhiêu là đủ và học thứ con thực sự đam mê.

Trong phóng sự bộ giáo dục thực hiện tại một trường điểm ở Hà Nội, các em không có đủ không gian để vui chơi vào giờ giải lao đồng thời thiếu các tiết thực hành trong chương trình học.

Học sinh phải làm quá nhiều bài tập. Nhưng áp lực lớn nhất đến từ việc phải học những môn mình không thích, đạt thành tích tốt cho bằng bạn bằng bè hay thậm chí bị yêu cầu vượt trội hơn bạn khác.

Đừng đẩy con vào bệnh viện vì kỳ vọng quá lớn

Phụ huynh đặt kỳ vọng cao hơn thực lực của con khiến các em phải nỗ lực nhiều để đạt kỳ vọng đó. Khi việc học không phù hợp với khả năng của trẻ, sinh bệnh là điều khó tránh khỏi.

Lúc này, thay vì là cánh cửa dẫn học sinh đến tương lai, học tập trở thành yếu tố đẩy các em vào bệnh viện với những bất ổn về sức khỏe tâm thần. Thậm chí một số em vẫn phải học tập dù đang trong quá trình điều trị trầm cảm tại bệnh viện. Việc học trở thành nỗi ám ảnh thường trực.

Ở tuổi vị thành niên, các em có sự biến đổi mạnh về sinh lý, kéo theo biến đổi về tâm lý. Môi trường học tập với những thử thách vừa phải trong cuộc sống sẽ giúp các em trưởng thành. Nhưng khi nó là gánh nặng, gây hại cho sức khỏe của các em, hậu quả sẽ rất khó lường.

Trước tình trạng nhiều phụ huynh vô tình đẩy con vào nguy cơ từ các căn bệnh tâm thần, PGS Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, khuyên người làm cha mẹ hiểu hơn về sinh lý của con, lấy sức khỏe của con là chính.

Ngoài việc chăm sóc con cẩn thận hàng ngày, phụ huynh nên đưa con đến khám với các bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cha mẹ cũng cần đóng vai trò bác sỹ của con bằng cách tạo cho con môi trường học tập thoải mái. Việc dạy con học bằng một thái độ tích cực rất quan trọng.

Đặc biệt, trước mỗi kỳ thi, phụ huynh nên dành thời gian trao đổi để con hiểu kết quả không quan trọng bằng việc con đã cố gắng như thế nào, đồng thời tránh gây áp lực đỗ-trượt, điểm thi lên con.

Loading...