Thêm 5 nhà xuất bản được cấp phép xuất bản in sách giáo khoa

Baotintuc247.com– Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp bổ sung thêm 5 nhà xuất bản khác được thực hiện chức năng xuất bản sách giáo khoa.

Thực hiện quy định Luật Xuất bản, đến tháng 12/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp, đổi giấy phép thành lập cho 37 NXB (chung cho cả hoạt động in, phát hành); trong đó, chỉ có NXBGDVN có chức năng xuất bản SGK.

Sau khi có chủ trương “Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học”, đến nay đã có thêm 5 NXB khác đủ điều kiện về nguồn lực và mạng lưới cộng tác viên được Bộ Thông tin – Truyền thông xem xét, bổ sung chức năng xuất bản SGK trong giấy phép thành lập.

5 nhà xuất bản nói trên bao gồm: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Vinh và NXB Đại học Huế .

Thêm 5 nhà xuất bản được cấp phép xuất bản in sách giáo khoa

Thực tế từ năm 2002-2003 đến nay, Chính phủ đã giao cho Bộ GD-ĐT xây dựng chương trình, biên soạn SGK từ lớp 1 đến lớp 12 và chỉ đạo thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Loading...

Đây cũng là đơn vị duy nhất trong thời gian dài được cấp phép và có chức năng xuất bản SGK.

Ủy ban Văn hóa, Gi áo dục, Thanh niên và Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Với Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông, việc thực hiện “một chương trình nhiều bộ SGK” sẽ tạo ra cơ chế mới thúc đẩy nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia biên soạn.

Việc xuất bản, in và phát hành là 3 công việc hoàn toàn khác nhau. Một nhà xuất bản có thể chỉ làm công tác phát hành, nhưng cũng có nhà xuất bản không liên quan gì tới in và phát hành. Thông thường công việc chủ yếu của nhà xuất bản làm công tác xuất bản là chủ yếu, tức là cấp giấy phép biên tập. Nếu muốn in và phát hành, phải có thêm giấy phép nữa.

Một chuyên gia am hiểu lĩnh vực xuất bản cho hay nếu in sách mà bị khống chế giá như NXB Giáo dục Việt Nam hiện nay thì vấn đề sẽ gay go hơn rất nhiều.

Để đón đầu chủ trương “xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học”, NXB phải nghiên cứu SGK cũ, học hỏi kinh nghiệm của nước khác rồi đi tập hợp đội ngũ người viết. Đối với đơn vị tự hạch toán,  việc tham gia thị trường SGK không hề đơn giản.

Nếu bản quyền về SGK được sử dụng, tạo điều kiện cho các nhà xuất bản SGK tiếp cận bản thảo thì việc tổ chức đấu thầu sẽ tập trung hơn. Khi đó, các cơ sở in có  thể đổi mới công nghệ, được lựa chọn nguyên liệu đầu vào, quy trình tổ chức in xuất bản trở nên chuyên nghiệp, hợp lý, không làm tăng chi phí trung gian. Chất lượng SGK nhờ vậy cũng sẽ hấp dẫn về nội dung, đẹp về hình thức.

Loading...