Những kiểu sinh viên ra trường chắc chắn thất nghiệp
Ảo tưởng sức mạnh, lười biếng hay bảo thủ là những lý do khiến nhiều sinh viên ra trường sẽ không có việc làm… và chắc chắn là nó chả liên qua gì đến phương thức đào tạo cả! Dưới đây là liệt kê của baotintuc247.com về những kiểu sinh viên như thế!
1. Kiểu ảo tưởng sức mạnh
Nhiều bạn trẻ không có mấy kinh nghiệm, không biết làm việc gì. Nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng “lương dưới 10 củ em không làm”.
Tổ chức không trả tiền cho bằng cấp, môi trường đào tạo hay kiến thức của mà trả tiền cho những gì bạn đóng góp được. Nếu bạn chưa làm đã muốn lương cao thì không bao giờ trúng tuyển.
2. Cái tôi quá lớn
Có lẽ đây là một trong những đặc điểm khiến cho nhiều nhà tuyển dụng phải đau đầu khi đối diện với nhiều trường hợp các tân cử nhân quá bảo thủ với quan điểm và ý tưởng của mình.
Với kinh nghiệm còn non yếu, các bạn tân cử nhân cần có thời gian để quan sát, học hỏi để tích lũy cho mình nhiều chuyên môn hơn.
3. Chém gió
Biết nhiều, am hiểu đa dạng, lập luận phân tích nghe rất “sướng tai” nhưng khi bắt đầu thử việc hay bắt tay vào việc lại không có kỹ năng, thiếu kiến thức chuyên sâu.
Vậy nên, các bạn trẻ hãy tập trung vào một thế mạnh của mình và rèn kỹ năng chứ đừng nói ra những điều trống rỗng.
4. Kiểu lười biếng
Tuổi đời còn rất trẻ, kinh nghiệm không có nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng, ổn định. Nếu bạn thông minh hiếm có thì miễn cưỡng người ta có thể chịu đựng tính lười của bạn, nhưng nếu chỉ là hạng làng nhàng thì chắc chắn tố chất đầu tiên của bạn là phải chăm chỉ.
Thị trường lao động không có chỗ cho những kẻ lười biếng, tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng “không làm việc này thì làm việc khác” nên thường chỉ sau một tháng thử việc là họ “bỏ của chạy lấy người”.
Dù tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn báo động đỏ nhưng số người trẻ lãng phí cơ hội vẫn không thiếu.
5. Kiểu thiếu thực tế
Nhóm này luôn có một niềm tin mãnh liệt về một thứ gọi là “công việc ổn định”, đáng tiếc là trong thời đại mọi thứ thay đổi chóng mặt thế này thì chẳng còn có công việc nào gọi là “ổn định” hết, ngay cả vào nhà nước bây giờ cũng không ổn định.
Và cùng với niềm tin đấy, nhiều bạn đã tốt nghiệp 3-4 năm rồi mà vẫn ở nhà ăn bám bố mẹ và ngày ngày đi tìm kiếm những “cơ hội tốt”.
6. Kiểu đứng núi này trông núi nọ
Làm cho công ty này nhưng tâm hồn lại ở các công ty khác. Chưa đóng góp được gì cho công ty mà chỉ luôn bận tâm tìm xem công việc nào trả lương cao hơn, có cơ hội thăng tiến tốt hơn và nhanh chóng chuyển việc.
Các bạn này chẳng bao giờ học và làm được điều gì đến nơi đến chốn vì chưa bao giờ dành đủ tâm huyết cho công việc. Thực tế là chẳng có mấy doanh nghiệp muốn nhận những người mau mau chóng chóng học hết mọi thứ rồi ra.
7. Kiểu tri thức “cục bột”
Kiểu người này thường sở hữu các kỹ năng tốt và kiến thức phong phú. Tuy nhiên họ lại không biết hoạch định và quản trị tương lai sự nghiệp của mình. Các bạn dễ dàng đồng ý ở lại mãi tại một vị trí mà không có kế hoạch phát triển bản thân.
Công ty không muốn tuyển các nhân viên dạng “cục bột” này vì mỗi người cần phải tự vận động. Nếu bạn làm 2 – 3 năm cùng một vị trí, thì bạn sẽ trở thành người có kinh nghiệm.
Nhưng nếu bạn ngồi 5 – 7 năm cũng tại cái ghế đó, bạn sẽ là người trì trệ. Không phải cứ có thâm niên thì sẽ được công ty ghi nhớ và giữ chân. Trong thời đại trẻ hóa cũng như tiết kiệm “chi phí tiền lương” như hiện nay, những người càng có thâm niên càng dễ bị “hất cẳng”.