Lãng phí khủng khiếp mua thiết bị y tế, lãnh đạo sở Y tế đau đầu vì thực trạng “loạn giá thầu”

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã chính thức khai mạc tại Hà Nội, ngày 22/5. Trong kỳ họp này, Kiểm toán Nhà nước đã tổng hợp kết quả báo cáo Quốc hội các nội dung về quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2015 trên nhiều lĩnh vực.

Loading...

Thời gian gần đây dư luận hiện đang dậy sóng khi Kiểm toán nhà nước vừa chỉ ra hàng loạt những biểu hiện lãng phí, thất thoát, loạn giá thầu trang thiết bị y tế, hoá chất khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện lớn tuyến TƯ và một số địa phương. Bà đánh giá thế nào về những con số, sự thật thể hiện qua báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán về chuyên đề công tác đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế năm 2015 đã phát hiện ra nhiều sự lãng phí khủng khiếp trong việc mua sắm thiết bị khám chữa bệnh tại rất nhiều bệnh viện và Sở Y tế trên toàn quốc.

Cụ thể, Bộ Y tế chưa phân nhóm vật tư, hóa chất theo chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với loại dịch vụ y tế; chưa xây dựng bộ dữ liệu giá trúng thầu của các mặt hàng hóa chất, vật tư tiêu hao trong cả nước để cung cấp cho các cơ sở y tế căn cứ xây dựng giá kế hoạch.

Bên cạnh đó, việc phê duyệt giá kế hoạch giữa các bệnh viện hầu hết là khác nhau cho một loại vật tư, hóa chất của cùng một nhà cung cấp và có sự chênh lệch rất lớn giữa giá được phê duyệt cao nhất và thấp nhất.

Điển hình như, một hộp Cleaning Solution (Clean A), 1x500ml: Bệnh viện Chợ Rẫy 1.597.000 đồng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 5.067.000 đồng; Một thùng Diff Timepac, 2x2075ml: Viện Huyết học Truyền máu Trung ương có giá 42.607.000 đồng, còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy 14.163.950 đồng.

Chẳng hạn như, về vật tư, có loại gấp 6,7 lần, như 1 chiếc kim cánh bướm: Bệnh viện Việt Đức có đơn giá là 1.090 đồng, trong khi đó tại Bệnh viện Chợ Rẫy giá lại là 7.350 đồng. Có loại vật tư y tế gấp 4,8 lần, như 1 dây truyền huyết thanh của Bệnh viện Bạch Mai có giá là 3.675 đồng, trong khi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức mức giá lên tới 18.000 đồng. Và còn rất nhiều khoản mua sắm thiết bị y tế khác không thể lý giải được…

Nhưng những con số rõ ràng cho thấy sự chênh lệch đến phi lý, như bà nói, khiến dư luận nghi ngờ có những “lắt léo” sau đó. Là một người từng phụ trách quản lý về dược trong thời gian dài (bà Phạm Khánh Phong Lan mới chuyển từ cương vị Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM sang làm Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố – PV), bà giải thích thế nào về việc các bệnh viện, cùng sản phẩm lại có mức giá chênh lệch lớn như vậy, dù đã thực hiện đấu thầu như kiểm toán nêu?

Khi kết quả kiểm toán được đưa ra, nhìn vào những mức giá chênh lệnh như vậy, tôi hiểu, điều đầu tiên dư luận nghĩ sẽ hướng đến nghi ngờ có tiêu cực trong việc này. Về nguyên lý, không oại trừ sự bắt tay trong đấu thầu nên dẫn đến chênh lệch giá như thế. Các câu hỏi đặt ra là có căn cứ nhưng để kết luận thế nào thì phải là cơ quan chức năng chứ tôi không suy diễn gì được, tiêu cực cũng chỉ là một khả năng.

Nhưng với tư cách người đã làm trong ngành, cũng liên quan nhiều đến việc mua sắm từ thuốc tới trang thiết bị y tế, tôi có thể nói, việc này rất phức tạp. Vậy nên nếu không thống nhất quan điểm với nhau thì năm nay kiểm toán cho kết quả như này thì cũng không có gì đảm bảo năm sau tiếp tục kiểm toán mà tình hình khác đi. Chuyện này sẽ tiếp tục lặp lại, khi mà vẫn còn cơ chế đấu thầu mua sắm tại từng bệnh viện như vậy, nguyên nhân có thể là do tiêu cực nhưng cũng có thể do khách quan mà phải đi sâu vào từng việc cụ thể mới nói được, không thể áp đặt.

Theo Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phước, Bộ Y tế cũng như hầu hết các địa phương được kiểm toán chưa xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn về đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế để làm căn cứ xác định nhu cầu mua sắm trang thiết bị hàng năm.

Bộ Y tế chưa có hướng dẫn, quy định đối với hoạt động liên doanh, liên kết theo hình thức đặt máy bán hóa chất xét nghiệm chỉ để bán hóa chất nên trong công tác quản lý còn nhiều bất cập.

Về công tác đấu thầu, chưa ban hành các văn bản quy định cụ thể về đấu thầu trang thiết bị y tế, đặc biệt là công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm hóa chất, vật tư tiêu hao còn nhiều bất cập. Vấn đề chính ở đây đó là với khoản chi phí khổng lồ như vậy liệu thực sự người bệnh có được sử dụng các sản phẩm , thiết bị y tế đúng như trong quyết toán và liệu sức khỏe của người bệnh có được đám bảo như hóa đơn thanh toàn trên giá thầu.

Trước thực trạng trên, Kiểm toán nhà nước đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2016.

Loading...