Đề xuất không xác định mức trần học phí đại học công lập

Baotintuc247.com– Trong ngày làm việc của các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Có nội dung đề xuất không xác định mức trần học phí đại học công lập đang được quan tâm nhiều.

Đây là một trong những điểm băn khoăn được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nêu ra để các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tổ chức sáng 7/9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đã từng được thảo luận tại kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (tháng 10/2018).

Đề xuất không xác định mức trần học phí đại học công lập

 Quy định về tài chính và tài sản là một trong những nội dung lớn tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật phục vụ hội nghị của UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Thảo luận tại nghị trường, một số ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư cho giáo dục đại học. Thay đổi phương thức đầu tư, có cơ chế khuyến khích đa dạng hóa nguồn thu, cụ thể hóa và yêu cầu công khai, minh bạch về chi phí đào tạo, mức thu học phí và chính sách hỗ trợ cho người học, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các khu vực công lập – tư thục. Có vị cho rằng cần thận trọng việc luật hóa cơ chế trường đại học công lập tự chủ về tài chính…

Loading...

Tiếp thu ý kiến đại biểu, quy định về đầu tư cho giáo dục đại học được chỉnh lý, bổ sung theo hướng xác nhận trách nhiệm của Nhà nước trong đầu tư vào phát triển giáo dục đại học. Quy định phương thức phân bổ ngân sách thông qua các hình thức: chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu, đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả.

Giải trình thêm về quan điểm của cơ quan thẩm tra – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, hiện nay trên thế giới đang có khuynh hướng phát triển mô hình tổ hợp các trường đại học. Tại Pháp, hơn 100 trường đại học đã được tổ hợp lại thành 25 trường. Mô hình này có ưu điểm là kết hợp được tiềm năng, lợi thế của các trường đại học để tạo nên sức mạnh tổng hợp và từng bước hình thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn của đất nước. Các trường đại học tự nguyện liên kết với nhau thành một trường hay thành một hệ thống các trường đại học đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Về việc không xác định trần học phí với đại học công lập, có ý kiến cho rằng, điều này có thể khiến một bộ phận người học gặp khó khăn trong tiếp cận ngành có sức hút như y, dược, kinh tế, tài chính, ngân hàng… Trái lại, nhiều ý kiến khác cho rằng, trong cơ chế tự chủ, việc để các trường tự cân đối, xác định mức thu học phí ở mức xã hội/người học có thể chấp nhận và tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo là cần thiết. Trên cơ sở đó, các trường tự cân nhắc để tạo sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng, thu hút người học. Theo Ban soạn thảo, cơ chế thu và sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục công lập sẽ được quy định cụ thể tại các văn bản dưới luật (dự kiến luật sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết).

Loading...