Để em Phạm Song Toàn phải chuyển trường, mục tiêu giáo dục đã thất bại

Câu chuyện một vị phụ huynh buộc phải chuyển con khỏi ngôi trường vốn là mơ ước của nhiều học sinh khiến các bậc phụ huynh không khỏi băn khoăn… câu chuyện về nền giáo dục Việt Nam chưa bao giờ nan giải đến thế!

Ngay trong môi trường giáo dục sư phạm, một việc làm đúng không được bảo vệ, một việc làm sai lại không dám đấu tranh. Điều này thể hiện sự dân chủ trong trường học chỉ là hình thức, nó đang gián tiếp đẩy mục tiêu giáo dục đi đến thất bại.

tin giáo dục
Đã có không ít trường hợp học sinh bị gây áp lực buộc phải chuyển trường vì mâu thuẫn của người lớn

Cần bỏ lối giáo dục áp đặt

Sau gần một tháng câu chuyện “cô giáo quyền lực không giảng bài cho học sinh” đã có cái kết bất ngờ: Học sinh dũng cảm lên tiếng phải ra đi trước làn sóng tẩy chay, áp lực từ bạn bè, nhà trường; còn cô giáo không giảng bài vẫn chưa có quyết định xử lý.

Nếu để em Phạm Song Toàn buộc phải chuyển trường vì không chịu nổi áp lực dư luận, đó có phải là thất bại từ nhà trường, các giáo viên, các bậc phụ huynh đến ngành giáo dục hay không?

tin giáo dục
Nữ sinh Phạm Song Toàn

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, rõ ràng để điều này xảy ra, mục tiêu giáo dục đã không đạt. Vì nhiệm vụ của giáo dục, ngoài cung cấp kiến thức thì nhiệm vụ cao cả, quan trọng là giúp học sinh tự đứng được trên đôi chân của mình khi đủ 18 tuổi, biết phân biệt đúng-sai, phải-trái và dám đấu tranh trước cái sai, cái ác.

Chỉ tiếc là, tư duy giáo dục theo kiểu áp đặt, quyền uy đã tồn tại quá lâu trong mỗi thầy cô, người làm quản lý giáo dục. Áp đặt lâu ngày làm cho đứa trẻ đánh mất chính mình, trở thành một người khác, dẫn đến việc không có chính kiến, không biết đương đầu ra sao khi gặp phải những sóng gió đầu đời, không dám lên tiếng khi cô giáo làm sai, không dám từ chối khi bị cô giáo phạt uống nước bẩn.

tin giáo dục
Em Phạm Song Toàn trong buổi đối thoại tại lớp với cô Trần Thị Minh Châu sau sự việc em phản ánh cô nhiều tháng lên lớp không giảng bài.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, nếu vẫn duy trì lối giáo dục theo kiểu áp đặt này, hậu quả sẽ còn tai hại. Trò bị thầy bạo hành, rồi nhận lại bằng bạo lực. Ông cho rằng đã đến lúc toàn ngành giáo dục cần thay đổi, bỏ ngay tư duy giáo dục theo kiểu áp đặt lên học trò, hãy lấy sự tôn trọng học sinh làm nguyên tắc trong giáo dục.
Em Phạm Song Toàn phải được tôn vinh!

Là một nhà giáo lão thành, TS Lâm trân trọng những học sinh có phẩm chất dũng cảm như em Phạm Song Toàn. Ông cho rằng: Em Phạm Song Toàn phải được tôn vinh, được tôn trọng ngay trong chính nhà trường, để tất cả những ai gièm pha, lợi dụng ném đá phải thay đổi suy nghĩ. Tôi chỉ mong nhà trường, ngành giáo dục TPHCM hãy tạo điều kiện tốt nhất, phải để em Phạm Song Toàn được sống tốt đẹp, hạnh phúc ngay trong chính ngôi trường của mình.

tin giáo dục
Ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng trường THPT Long Thới, Nhà Bè.

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm trao đỏi với baotintuc247.com, việc để xảy ra tình trạng cô giáo lên lớp không giảng bài cho học sinh kéo dài tận 3 tháng là lỗi của hiệu trưởng. Đây là biểu hiện của lối quản lý quan liêu, cũng chứng tỏ nhà trường hiện nay không dân chủ, hoặc có thì chỉ là hình thức.

“Theo tôi, cần xử lý nghiêm cô giáo đã im lặng khi lên lớp và hiệu trưởng vì để điều này xảy ra quá lâu. Không thể nhân nhượng một ai, vì lý do này, hay lý do khác.

Ông đưa ra lời khuyên với các thầy cô giáo: “Một đồng nghiệp đã từng tâm sự với tôi, trong nghề dạy học của chúng ta không có sai và đúng, không có thắng và thua, mà chỉ có niềm ân hận và tự hào.

Mỗi thầy cô giáo phải là gương sáng để học sinh noi theo, bởi thầy cô chỉ cần sai một ly là đi ngàn dặm. Sản phẩm trong cuộc đời dạy học của chúng ta chính là nhân cách của học trò. Từ lâu các cụ đã đúc rút: Thầy nào – trò nấy. Xin thầy cô hãy nhớ”.

Nên đặt quyền lợi của học sinh lên trước

tin giáo dục
Nữ sinh Phạm Song Toàn khóc, kể về câu chuyện của lớp mình và giáo viên dạy Toán.

Bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng trường phổ thông quốc tế Newton, Hà Nội cho biết: “Với một số trường, yêu cầu về đầu vào học sinh khá cao. Trong quá trình học tập, nhà trường luôn có hình thức kiểm tra, đánh giá và phân loại những học sinh không đủ năng lực tiếp thu chương trình giáo dục của nhà trường. Ngay cả ở trường tôi cũng có một vài trường hợp không phù hợp với chương trình có thời lượng học tiếng Anh rất cao. Chính vì vậy, để tốt nhất cho học sinh, nhà trường sẽ bàn với phụ huynh chọn cho con môi trường học tập khác phù hợp hơn. Đây là vì quyền lợi học sinh”.

Có thể thấy, không phải trường hợp nào chuyển trường cũng là bất lợi cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít trường học vì thành tích, tên tuổi hoặc vì những mâu thuẫn cá nhân giữa người lớn mà sẵn sàng đẩy học sinh ra khỏi trường. Bà Lê Thị Chính cũng cho rằng, việc trao đổi, tranh luận về cách thức giáo dục, giảng dạy giữa phụ huynh và giáo viên hiện ngày càng phổ biến thay vì chỉ thuận theo một chiều của nhà trường. Trong những trường hợp này, việc xử lý hợp tình, hợp lý sẽ đem lại tiếng nói chung giữa phụ huynh và nhà trường thay vì phải đi đến câu chuyện chuyển trường trong ấm ức, không tự nguyện.

tin giáo dục
Phạm Song Toàn hoạt động năng nổ trong Đoàn trường THPT Long Thới.

Mỗi nhà trường đều có quan điểm, nguyên tắc hoạt động riêng, không thể thay đổi vì một ý kiến cá nhân ai nhưng việc tôn trọng học sinh, đặt quyền lợi của các em lên trên mọi yêu cầu mới là một ngôi trường dành được niềm tin của phụ huynh, học sinh.

Liên quan đến vụ cô giáo “im như thóc”, sáng 6-4, UBND TP.HCM đã tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về sự việc em Song Toàn phản ánh cô giáo dạy toán Trần Thị Minh Châu đã im lặng trong suốt một thời gian dài tại trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM.

“Tôi mới nghe thông tin gia đình em Song Toàn muốn chuyển trường cho em, mong Giám đốc Sở GD&ĐT và nhà trường giải quyết nhanh cho em trong tuần tới vì đây là trường hợp đặc biệt.

Sau khi sự việc xảy ra, em Song Toàn đã chịu áp lực từ dư luận cũng như từ phía nhà trường, việc ở lại tiếp tục học sẽ tạo áp lực tâm lý nặng hơn cho em”, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM , mở đầu cuộc họp.

Ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết sự việc cô Châu chỉ lên lớp chép bài, không nói, không trao đổi với học sinh trước đó nhà trường không biết. Chỉ sau khi em Song Toàn phản ánh nhà trường mới biết.

“Nếu trường kỷ luật cô Châu giống như những năm trước đây tôi sẽ không đồng ý.

Loading...
tin giáo dục
Một số người thắc mắc và bất ngờ về việc chuyển trường của Song Toàn

Đây là trách nhiệm của trường, không thể lấy lá phiếu đông từ trường để rồi không kỷ luật nghiêm, không làm rốt ráo.

Đúng ra khi nhận được thông tin em Song Toàn phản ánh, trường cần xác minh đúng sai ngay, và nếu sự thật đúng như vậy thì nên đình chỉ ngay cô giáo, không thể để cô tiếp tục lên lớp dạy như thế”, bà Thu nhấn mạnh.

Sự việc cô giáo cho học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng ở Hải Phòng được xử lý rất nhanh, quyết liệt. Trong khi đó, ở TP.HCM, giáo viên có sai phạm khiến dư luận bức xúc như thế vẫn được đứng lớp.

Có chăng Sở GD&ĐT và trường có bao che? Trước kia cô Châu đã từng vi phạm, Sở GD&ĐT đã mở cho cô một con đường. Nhưng lần này, cô tiếp tục sai phạm thì tôi nghĩ cần phải xử lý nghiêm khắc, không du di, không thỏa hiệp”, bà Thu nói.

Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết trường hợp của em Song Toàn Sở đã nắm tình hình. Em sẽ được chuyển trường ngay thứ 2 tuần sau.

Việc làm của cô Châu là vi phạm nghiêm trọng, sẽ kỷ luật theo Nghị định 27 về xử lý viên chức. Sở vấn đang xử lý rất quyết liệt sự việc này. Sau khi kỷ luật cô Châu, Sở sẽ tiếp tục xem xét kỷ luật hiệu trưởng và những người có liên quan.

Trước đó, ngày 23-3, trong buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM với học sinh tiêu biểu của thành phố, em Phạm Song Toàn, Bí thư Chi đoàn Trường THPT Long Thới đã phản ánh cô giáo dạy toán lên lớp chỉ viết bài.

Học sinh phải tự học, tự làm bài và rất sợ cô. Mặc dù các em đã cầu cứu đến giáo viên chủ nhiệm nhưng mọi cố gắng đều không có kết quả.

Trước khi về dạy tại Trường THPT Long Thới, cô Châu từng dạy tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP.HCM. Tại đây, học sinh và phụ huynh của trường cũng đã từng phản ánh việc cô dùng những lời lẽ phản cảm trong tiết học.

Học sinh ở Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ mà cô Châu phụ trách khi đó từng phản ánh, trong giờ giảng, khi nghe tiếng ồn, cô quay xuống hỏi “Ai sủa trong lớp”.

Ở nhiều tiết học khác, cô C. cũng thường đuổi học sinh ra ngoài hành lang, bắt nhiều học sinh chép phạt 200 lần.

Loading...